23 năm sống trong "vỏ kén", trải qua hàng loạt PTTM đau đớn để trở thành con gái và sự lột xác sau 2 năm khiến ai cũng ngỡ ngàng
"Được sống là chính mình" - với chúng ta đây chỉ là một câu nói, nhưng với cộng đồng những người LGBT thì nó là cả một chặng đường nỗ lực, trong thời gian đó, họ đã phải trải qua không ít sự tổn thương từ những lời nói miệt thị của xã hội và cả những đau đớn sau các ca thẩm mỹ biến đổi giới tính.
Nếu bạn thắc mắc quá trình ấy diễn ra như thế nào, thì hãy lắng nghe câu chuyện của Trần Ngọc Sang (SN1995, đang sinh sống và làm việc tại Sài Gòn). 23 năm trong hình hài của một cậu con trai nhưng trái tim thì luôn mong muốn được sống đúng giới tính là một người con gái, Sang đã trải qua những tháng ngày chịu nhiều thiệt thòi.
23 năm sống trong miệt thị, tự ti và quyết định thay đổi cả cuộc đời
"Mình là Trần Ngọc Sang – Một người con trai nhưng luôn khao khát được trở thành một người con gái. Mình là trai trưởng nên khi công khai giới tính đã không được sự đồng thuận của gia đình. Kể từ khi sinh ra, mình đã chịu quá nhiều tổn thương, cảm thấy tự ti khi không được sở hữu các đặc điểm cơ thể như mọi người phụ nữ khác", đó là những gì mà Sang tự giới thiệu về bản thân mình.
Sang kể, từ năm lên 5 tuổi cô đã nhận ra mình muốn được làm con gái thông qua những đặc điểm như thích học nhảy và múa, thích được ngắm những trang phục phụ nữ và thích được chơi cùng với các bạn nữ xung quanh.
"Mình không bị tác động gì từ môi trường xung quanh cả. Mọi thứ tự xuất hiện và diễn ra hết sức tự nhiên. Có lẽ từ khi sinh ra, trong cơ thể mình đã có hormone nữ trội hơn hormone nam, cho nên từ nhỏ mình đã bộc lộ ra những đặc điểm nữ tính đó ra một cách hết sức tự nhiên", Sang tâm sự.
Càng lớn, Sang càng nhận thức được sự khác biệt bên trong cơ thể mình và sự nữ tính càng bộc lộ rõ ràng hơn, điều đó khiến cô trở thành nạn nhân của những lời lẽ kỳ thị, chịu đựng bao trận bạo lực học đường. Là con trai trưởng trong nhà, Sang cũng từng chịu biết bao lời trách móc, răn đe từ gia đình.
"Kể từ khi phải đón nhận quá nhiều sự thị phi tiêu cực, tâm lý của mình trở nên bất ổn. Mình bắt đầu sợ ra đường. Sợ đi học. Không dám giao lưu cùng với mọi người trong xóm. Đối với những mối quan hệ mới, lúc nào mình cũng trong trạng thái lo sợ người ta sẽ phát hiện và quay sang cười chê nhạo báng", Sang nhớ lại.
Một mình tự chống chọi mọi thứ vì không thể chia sẻ cùng ai, Sang đã trải qua những năm tháng vô cùng hoang mang cùng những suy nghĩ tiêu cực. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, Sang bắt đầu nuôi tóc dài vì muốn trở thành một model unisex (người mẫu phi giới tính).
Mong ước được chuyển giới trong Sang ngày một lớn dần, nhưng mọi mong muốn tưởng chừng sẽ mãi chỉ là ước mơ. Năm 2018, Sang vô tình biết đến chương trình "Hành trình lột xác" do một Bệnh Viện Thẩm Mỹ có tiếng tổ chức, nếu may mắn được lựa chọn vào top 10 thì thí sinh sẽ được các bác sĩ nổi tiếng thực hiện thẩm mỹ miễn phí.
Sau khi đăng ký tham gia, Sang như vỡ oà khi được lựa chọn là 1 trong 10 thí sinh của chương trình được bác sĩ thăm khám và thực hiện thẩm mỹ miễn phí.
2 lần lên bàn phẫu thuật để được trở thành con gái
Trường hợp của Sang là chuyển giới từ nam sang nữ vì vậy các bác sĩ thẩm mỹ đã phải cân nhắc rất nhiều. Để Sang có 1 bề ngoài hoàn thiện, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định những phẫu thuật cần thực hiện là: Hạ đường chân tóc, hạ gò má, gọt hàm V-Line, nâng mũi cấu trúc 4D, cấy mỡ Nano Fat, nâng ngực Nano.
Sang cho biết, cuộc đại phẫu thuật của mình được chia làm 2 đợt, mỗi đợt cách nhau 1 tháng:
Đợt 1: Diễn ra trong 8 tiếng, thực hiện nâng ngực, hạ gò má, gọt quai hàm, cấy mỡ nano fat.
Đợt 2: Diễn ra trong vòng 8 tiếng, thực hiện nâng mũi cấu trúc 4D, hạ đường chân tóc.
Sang nhớ lại, sau mỗi lần bước vào phòng phẫu thuật cô đều cảm thấy vô cùng lo sợ, bồn chồn. Tuy nhiên khi bước vào giường mổ, cô được bác sĩ tiêm thuốc mê nên nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và không hay biết gì cả.
Sang sau quá trình thực hiện phẫu thuật.
"Mỗi lần tỉnh dậy mình đều cảm thấy khó chịu, đau và bí bách trong người vì trên cơ thể mình gắn khá nhiều ống truyền dịch, dây đo huyết áp, nhịp tim... nên mình không thể ngồi được trong ngày đầu tiên.
3 ngày sau đó, mình mới có thể ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng. Lúc này cảm giác khá đau, nhưng nếu cố gắng thì vẫn có thể chịu đựng được.
Sau 3 ngày thì mọi thứ dần dễ chịu hơn. Cơn đau nhức giảm nhiều. Mình được rút hết các ống truyền dịch được đâm vào sâu cơ thể", Sang kể lại.
Sang cũng cho biết, trong 1 tháng đầu sau phẫu thuật cô không được phép nhai, chỉ được phép ăn cháo xay, kiêng hải sản, bò, rau muối, nước tương, đồ nếp... Tháng thứ 2 có thể ăn cháo hạt. Tháng thứ 3 mới được phép ăn cơm nấu nhão. Và tháng thứ 4, cô mới ăn uống bình thường được nhưng vẫn hạn chế ăn các loại thức ăn cứng giòn
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Mỹ nam "Móng vuốt" hé lộ về vai diễn đồng tính "yêu thầm" Tuấn Trần
- Hai nam chính MV LGBT huyền thoại Kpop tái hợp, thêm một siêu phẩm đam mỹ sắp ra mắt?
- Cha mẹ làm gì khi một ngày biết con 'kết bạn' cùng giới, thuộc cộng đồng LGBT?
- Sống ở TP.HCM: Tây Thy bán bắp nướng trả ơn 'TP.HCM tốt với cộng đồng LGBT'
- Tú Tri bất ngờ chuyển hướng hát cải lương hậu ly hôn chồng đạo diễn LGBT
- Đám cưới nổi tiếng Cần Thơ: Hai chú rể gắn bó 7 năm, nhan sắc cực phẩm
- Nụ hôn gửi đường phố Sài Gòn của người LGBT
- Kristen Stewart lột xác với hình tượng 'nam tính hóa' trong phim về LGBT
- Thái Lan mở đường cho hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới
- Nam diễn viên Vbiz đang hẹn hò đồng giới với một người mẫu?
- Mong cái nhìn đồng cảm với người chuyển giới
- Quốc hội Hy Lạp thông qua dự luật về hôn nhân đồng giới