5 loại thực phẩm nếu còn thừa sau Tết tuyệt đối không nên để qua đêm rồi hâm nóng lại
Trong cuộc sống, có không ít người vì muốn tiết kiệm đồ ăn, sợ lãng phí nên đồ thừa thường cho vào tủ lạnh để hâm nóng ăn lại vào hôm sau. Tuy nhiên, có một số món ăn tốt nhất không nên hâm nóng lại, cần vứt bỏ để bảo vệ sức khỏe.
Tại sao thức ăn thừa hâm nóng lại gây nguy hiểm cho sức khỏe?
Các món ăn thừa để qua đêm khi hâm nóng lại gây nguy hiểm cho sức khỏe là do nitrit gây ra. Nitrit là một thành phần của các hợp chất vô cơ. Nếu lượng nitrit nạp vào cơ thể người vượt qua 0,3 – 0,5g sẽ gây ngộ độc, rất nguy hiểm.
Trên thực tế, bản thân nitrit không gây hại nhiều cho cơ thể. Thế nhưng, khi nó vào cơ thể, kết hợp với hemoglobin tạo thành nitrosamine, đây mới chính là chất gây hại cho cơ thể.
Một câu hỏi khác đặt ra là “thức ăn thừa có gây ung thư không?” Trên thực tế, yếu tố chính là do cơ thể hấp thụ nitrit, nếu hấp thụ một lượng ít sẽ không gây ung thư và bị cơ thể đào thải ra ngoài.
Hàm lượng nitrit trong rau thường không quá 20mg/kg. Tuy nhiên, nếu thức ăn chín để qua 3 ngày, lượng nitrit sẽ vượt mức tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, thức ăn thừa còn chứa nhiều loại vi khuẩn, virus khác nhau, thực phẩm bị hỏng còn sinh ra một số chất độc, ăn vào chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Vì vậy, một số món ăn nếu để qua đêm không phải không ăn được, chỉ cần bạn bảo quản đúng cách sẽ giúp cơ thể không phải hấp thụ nhiều nitrit. Tuy nhiên, những món ăn sau đây, tốt nhất bạn nên vứt bỏ để không gây họa cho cơ thể.
1. Nấm
Các loại nấm nói chung chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể người. Tuy nhiên, sau khi hâm nóng hay để qua đêm, một lượng lớn chất nitrit sẽ được tạo ra. Đây là chất được Tổ chức Y tế Thế giới xác định là chất gây ung thư và có thể gây hại cho sức khỏe.
2. Hải sản
Các loại hải sản như cá, tôm, cua, ghẹ… sau khi để qua đêm, chất đạm sẽ bị biến đổi, gây hại cho gan thận. Trong trường hợp mua nhiều hải sản, nên phân loại rồi đóng gói khi còn tươi sống, cho vào ngăn đá để cấp đông lần sau nấu.
3. Rau luộc
Các loại rau xanh thường có hàm lượng nitrit cao nhất, các loại dưa thấp hơn một chút. Trong trường hợp đã xào nấu chín rau xanh, tốt nhất nên ăn ngay sau đó, dù có dư thừa cũng không vứt bỏ thay vì để lại ăn cho ngày hôm sau. Đối với các loại rau củ nói chung, nên nấu số lượng vừa phải để tránh dư thừa, lãng phí thức ăn.
4. Thực phẩm vừa chín tới (bít tết, trứng lòng đào)
Những loại thực phẩm này không thích hợp để hâm nóng lại. Vì chúng chưa được nấu chín hoàn toàn nên có thể vi khuẩn vẫn còn sót lại. Sau vài giờ hoặc sau cả một đêm dài, vi khuẩn sẽ sản sinh ra rất nhiều, tốt nhất nên vứt đi nếu bạn ăn không hết.
5. Sữa đậu nành
Sữa đậu nành rất giàu protein và vitamin nhưng sau khi uống thừa và cất lại vào tủ lạnh để ngày hôm sau uống có thể bị nhiễm khuẩn, dẫn tới tình trạng đau bụng hoặc tiêu chảy. Dù có hâm nóng hay đun sôi thì những độc tố sản sinh ra vẫn không bị tiêu diệt hoàn toàn và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) (Báo GT)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- 9 lợi ích sức khỏe của việc uống nước dừa trong mùa nắng nóng
- 10 lợi ích sức khỏe đáng khám phá của đậu cô ve
- 4 thực phẩm tác dụng bổ thận tráng dương
- Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư
- Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
- Ăn dưa hấu thường xuyên trong mùa nóng, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
- 1 loại quả bán rẻ ở chợ Việt là cứu tinh cho người giảm cân, lại giúp hạ đường huyết
- Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ
- 7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói
- Với chỉ 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ tái phát ung thư ruột thấp hơn tới 32%
- 3 điều bất ngờ khi bạn ăn miến thường xuyên, đây là 2 thời điểm không nên ăn miến vì gây hại dạ dày
- Bất ngờ 7 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn rau mùi