CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

5 thời điểm trong ngày không nên uống trà vì rất hại sức khỏe

Trà xanh là thức uống quen thuộc của người Việt và nhiều nước trên thế giới. Theo đánh giá của Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia (NCBI) năm 2010, tiêu thụ trà xanh cũng liên quan đến việc ngăn ngừa nhiều loại ung thư, bao gồm phổi, ruột kết, thực quản, miệng, dạ dày, ruột non, thận, tuyến tụy và tuyến vú.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống trà 2-3 tách mỗi ngày có thể hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong sớm, bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường loại 2. Không uống trà xanh thay nước, vì nếu tiêu thụ quá mức, nó sẽ bắt đầu loại bỏ tất cả yếu tố dinh dưỡng thiết yếu khỏi cơ thể của bạn.

Thời điểm tốt nhất để thu được những lợi ích của trà xanh là giữa các bữa ăn và không phải lúc bụng đói. Bạn nên uống nó ít nhất 2 giờ trước và 2 giờ sau bữa ăn. 

Các chuyên gia khuyến cáo, không uống trà trong những thời điểm sau:

 

5 thời điểm trong ngày không nên uống trà vì rất hại sức khỏe - 1
 

 

Ảnh minh họa

 Không uống trước giờ đi ngủ

Có nhiều cách để thưởng thức trà xanh như pha trà túi lọc, nấu lá chè tươi hoặc pha trà mạn. Dù có khả năng giảm stress và cải thiện tâm trạng, trà xanh chứa một hàm lượng caffeine đáng kể có thể khiến bạn mất ngủ.

Những người gặp các vấn đề về giấc ngủ nên tránh uống trà xanh vào ban đêm, quá gần giờ ngủ. Nếu "thèm" một tách trà xanh vào buổi tối, bạn nên uống trà ít nhất 2 tiếng trước khi đi ngủ.

Không uống khi bụng đói

Nhiều người lầm tưởng uống 1 ly trà xanh ngay sau khi thức dậy, lúc dạ dày còn trống không sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, thói quen này gây hại nhiều hơn lợi. Polyphenol là các chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong trà, có khả năng kích thích quá trình sản xuất acid trong dạ dày. Do đó, uống trà khi bụng đói có thể khiến dạ dày bạn cồn cào, gây ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn.

Không uống ngay sau khi uống thuốc

Nếu thường xuyên uống thuốc với trà xanh, bạn nên bỏ thói quen này ngay lập tức. Các hóa chất trong dược phẩm có thể phản ứng với trà xanh và làm tăng mức độ acid trong dạ dày. Bạn chỉ nên uống thuốc với nước lọc để hạn chế các tác dụng phụ nguy hại khi kết hợp trà với thuốc.

Không uống trong và ngay sau bữa ăn

Trà xanh là thức uống hỗ trợ tiêu hóa, tuy nhiên, uống trà xanh trong và ngay sau bữa ăn lại ức chế quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Về lâu dài, thói quen này có thể khiến bạn thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết như sắt. Do đó, bạn nên uống trà sau khi ăn khoảng 1-2 tiếng.

Không uống trà xanh quá nóng

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã chia nhiệt độ trà thành "rất nóng" - có nghĩa là nhiệt độ trên 60 ° C và ấm (dưới 60 ° C), xem xét cả thời gian từ khi rót trà đến khi uống từ 2-6 phút chờ đợi. Nghiên cứu cho thấy rằng, uống 700 ml trà "rất nóng" mỗi ngày làm tăng 90% khả năng mắc ung thư thực quản so với uống cùng một lượng trà lạnh hoặc trà ấm hàng ngày. 

Nguyên nhân gây tăng nguy cơ ung thư có thể là do nước nóng sẽ làm hỏng lớp lót niêm mạc thực quản, từ đó tăng kích thích lặp đi lặp lại, tạo ra các hợp chất gây viêm dẫn đến sự hình thành khối u.

Vì thế, hãy uống trà xanh ấm để có kết quả tốt nhất.

Theo M.H (Gia đình & Xã hội)

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS