CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV

Số ca nhiễm HIV mới liên tục tăng mạnh

An Giang hiện có khoảng 7.700 người nhiễm HIV đang sống trong cộng đồng. Trong năm 2023, toàn tỉnh ghi nhận 560 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính, 158 trường hợp tử vong, đứng thứ 5 toàn quốc về số trường hợp mới phát hiện HIV, sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.

Tính đến ngày 28/5/2024, số người nhiễm HIV đang còn sống là 7.507 trường hợp; tổng số người nhiễm HIV tử vong là 6.082 trường hợp.

Theo bác sĩ Dương Anh Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh An Giang cho hay, trong số xét nghiệm phát hiện mới HIV năm 2023, ghi nhận có hơn 80% là nam giới và 78% là lây nhiễm qua đường tình dục. TP Long Xuyên hiện là địa bàn có số ca phát hiện mới cao nhất, chiếm 18.63%.

Theo dữ liệu giám sát phát hiện giai đoạn 2000- 2023, dịch HIV tại tỉnh có xu hướng tăng trở lại và gia tăng nhanh trong nhóm nam giới trẻ tuổi từ 15-30, đặc biệt là nhóm MSM trẻ. Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV khó kiểm soát trong nhóm MSM do các yếu tố liên quan như: sự di biến động, hành vi quan hệ tình dục không an toàn và thiếu các biện pháp can thiệp hiệu quả.

“Trong quý I năm 2024, tổng số người được xét nghiệm HIV là 14.094 lượt người, trong đó HIV dương tính 91 người, trong đó, nhóm MSM chiếm 24%. Nếu như năm 2018, An Giang phát hiện 25 ca trong nhóm MSM thì đến năm 2023, con số này tăng lên 205 ca”, bác sĩ Linh cho hay.

An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV ảnh 1

Bác sĩ Dương Anh Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh An Giang chia sẻ về công tác phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh An Giang.

Tính đến 31/3/2024, An Giang có 11 cơ sở y tế điều trị HIV sử dụng thuốc ARV nguồn BHYT. Số người nhiễm HIV đang quản lý điều trị ARV là 5.806, trong đó 88 trẻ em nhiễm HIV, 5.744 người đang điều trị thuốc ARV do bảo hiểm y tế chi trả (chiếm tỷ lệ 98,9%).

An Giang hiện đã triển khai PrEP tại 12 cơ sở y tế nhà nước và 2 tư nhân ở 11 huyện, thị xã, thành phố. Tính đến cuối quý I, năm 2024, lũy tích khách hàng điều trị PrEP là 1.487 lượt khách hàng tại các phòng khám cố định. Số khách hàng duy trì PrEP trên 3 tháng đạt 83,9%; hơn 70% số khách hàng MSM đang sử dụng PrEP.

Về hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, trong quý I năm nay, tỉnh phát hiện 7 trường hợp phụ nữ mang thai dương tính, được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Nhiều thách thức trong công tác phòng, chống HIV/AIDS

Dự phòng được coi là chìa khóa để ngăn chặn dịch HIV lây lan mạnh, đặc biệt trong nhóm MSM, tuy nhiên, công tác can thiệp dự phòng tại tỉnh An Giang còn rất nhiều khó khăn.

Năm 2023, được sự hỗ trợ kinh phí từ dự án EPIC, An Giang phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, CDC Hoa kỳ tại Việt Nam triển khai nghiên cứu ước tính kích cỡ quần thể nhóm MSM, nhằm cung cấp số liệu ước tính số lượng MSM trên toàn tỉnh, góp phần lập kế hoạch can thiệp cho nhóm quần thể này.

Đến nay, ước tính có khoảng 8.000 MSM tại tỉnh An Giang, nhưng công tác truyền thông cho nhóm này còn thấp, chưa đạt yêu cầu so với số ước tính, vì trình độ và năng lực của nhân viên tiếp cận cộng đồng hiện nay còn hạn chế, nhân lực nhóm đồng đẳng viên mỏng, việc tìm kiếm khách hàng qua các mạng xã hội chưa hiệu quả.

 

Là địa phương có 2 khu công nghiệp với khoảng 20 nghìn công nhân, nhưng việc tiếp cận nhóm các bạn trẻ tại các khu công nghiệp chưa khả thi do CDC tỉnh chưa có được sự kết nối được với các doanh nghiệp.

An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV ảnh 2

Bác sĩ Trung tâm Y tế TP Long Xuyên tư vấn cho người điều trị ARV.

Khách hàng điều trị PrEP phần lớn thuộc đối tượng trẻ, di biến động, quan điểm PrEP chỉ là dự phòng… dẫn đến không tuân thủ điều trị, không tái khám đúng hẹn, nhất là nhóm sử dụng PrEP tình huống.

Bên cạnh đó, sinh phẩm xét nghiệm HIV bị thiếu do hoạt động đấu thầu mua sắm chậm, làm ảnh hưởng đến hoạt động xét nghiệm tìm ca nhiễm mới, Dự phòng PrEP và ảnh hưởng đến công tác điều trị HIV, xảy ra tình trạng nhiều bệnh nhân bỏ điều trị ARV.

Một trong những thách thức với tỉnh này đó là hiện An Giang chưa huy động được sự tham gia mạnh mẽ của y tế tư nhân, nhà thuốc, doanh nghiệp xã hội, đồng đẳng viên (CBO) vào công tác phòng, chống HIV/AIDS trong khi nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS bị hạn chế.

Tại An Giang, hiện tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị methadone hoặc tự ý bỏ liều vẫn còn diễn ra do xu hướng người nghiện chuyển đổi loại và hình thức ma túy như ma túy tổng hợp, bệnh nhân đi làm ăn xa không duy trì việc nhận thuốc hàng ngày; vi phạm pháp luật nên bị bắt, đi cai nghiện tập trung.

Bác sĩ Dương Anh Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh An Giang nhận định, tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát trở lại vì địa bàn rộng, có đường biên giới nên việc kiểm soát, giám sát vẫn gặp nhiều khó khăn.

An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV ảnh 3

Tỉnh An Giang đang muốn mở rộng mạng lưới đồng đẳng viên.

Xác định còn rất nhiều khó khăn trong phòng, chống dịch, bác sĩ Dương Anh Linh bày tỏ, quan trọng nhất trong thời gian tới là CDC tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao kiến thức phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa.

CDC tỉnh cũng đang nỗ lực tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho cộng đồng MSM, tiếp cận viên, đồng đẳng viên; mở rộng mạng lưới các CBO.

"Chúng tôi cũng đang đề xuất can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại các khu công nghiệp cho những người công nhân, lao động nhằm ngăn chặn lây nhiễm mới HIV trong nhóm này…", bác sĩ Linh cho hay.

Tỉnh đang xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động xét nghiệm bạn tình/bạn chích (PNS), tiếp cận mạng lưới xã hội người có nguy cơ cao (SNS) và hoạt động đáp ứng y tế công cộng với chùm lây nhiễm HIV.

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS