Ăn thanh long tốt cho sức khỏe nhưng có 5 điều cần tránh mà người mê ăn uống phải chú ý kẻo bệnh tật gõ cửa
Thanh long rất giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều caroten, vitamin A, B, C, canxi và chất béo không bão hòa đơn tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, không phải ai, lúc nào cũng có thể ăn được.
Phổ biến và rất được ưa chuộng tại Việt Nam, thanh long khi chín có màu hồng nhạt ở vỏ ngoài, thịt bên trong màu trắng hoặc đỏ tủy theo giống, chứa nhiều hạt đen nhỏ. Nó rất giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều caroten, vitamin A, C, vitamin nhóm B, các khoáng chất như sắt, canxi, photpho và chất béo không bão hòa đơn tốt cho sức khỏe tim mạch.
Cũng nhờ những dưỡng chất này, khi thường xuyên ăn thanh long với lượng vừa đủ, nó sẽ giúp thúc đẩy việc chữa lành các tế bào trong cơ thể và cải thiện khả năng đối phó với căng thẳng, đồng thời cung cấp chất chống oxy hóa quan trọng cho sức khỏe để mang lại làn da đẹp căng bóng, mịn màng.
Tuy nhiên, có 5 điều cấm kỵ mà người mê ăn uống, đặc biệt là yêu thích loại quả này nên chú ý, nếu không sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bạn.
1. Những người có cơ thể lạnh
Vì thanh long có tính hàn nên những người có cơ địa lạnh khi ăn thanh long, đặc biệt khi ăn với lượng nhiều thì sẽ rất dễ bị tiêu chảy hoặc chân tay yếu ớt. Do đó, với đối tượng này, để an toàn cho sức khỏe, tốt nhất bạn nên xin ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi tiêu thụ thanh long.
2. Khi kinh nguyệt đến
Cũng tương tự với người có cơ địa lạnh thì với phụ nữ, khi họ đến kỳ kinh nguyệt, thể chất sẽ trở nên yếu và dễ bị nhiễm lạnh, sợ lạnh hơn. Vì vậy, đây là thời điểm đặc biệt cần tránh ăn thanh long của các chị em.
3. Thanh long và sữa không được ăn cùng nhau
Việc kết hợp thanh long và sữa sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa! Điều này giống như việc khi bạn uống sữa thì không được uống cùng nước cam hay chanh. Thanh long chứa nhiều vitamin C, sữa lại giàu protein, khi vào cơ thể 2 chất dinh dưỡng này kết hợp tạo nên các triệu chứng ngộ độc nhẹ, gây tiêu chảy.
4. Đảm bảo làm sạch vỏ
Do đặc trực lớp vỏ có nhiều tai uốn khúc, tạo nên những ngóc ngách dễ trở thành nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây bệnh. Do đó, vỏ của thanh long rất dễ chứa vi khuẩn nên nếu bạn cắt và tiêu thụ thanh long mà không rửa sạch thì cẩn thận vi khuẩn sẽ bám vào dao và đi vào phần thịt quả, từ đó vào cơ thể chúng ta mà gây bệnh.
5. Thanh long không phải là loại trái cây ít đường
Nhiều người cho rằng thanh long không ngọt nên là loại trái cây ít đường. Nhưng trên thực tế, đường fructose trong thanh long lại tương đối cao! Vì vậy, tốt nhất người bệnh tiểu đường nên ăn ít thanh long!
Nguồn tham khảo và ảnh: NDTV, Aboluowang
Theo kenh14.vn
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- 9 lợi ích sức khỏe của việc uống nước dừa trong mùa nắng nóng
- 10 lợi ích sức khỏe đáng khám phá của đậu cô ve
- 4 thực phẩm tác dụng bổ thận tráng dương
- Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư
- Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
- Ăn dưa hấu thường xuyên trong mùa nóng, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
- 1 loại quả bán rẻ ở chợ Việt là cứu tinh cho người giảm cân, lại giúp hạ đường huyết
- Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ
- 7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói
- Với chỉ 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ tái phát ung thư ruột thấp hơn tới 32%
- 3 điều bất ngờ khi bạn ăn miến thường xuyên, đây là 2 thời điểm không nên ăn miến vì gây hại dạ dày
- Bất ngờ 7 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn rau mùi