Bác sĩ cảnh báo: Trứng rất giàu dinh dưỡng nhưng nếu ăn sai cách coi chừng mang họa
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, Bệnh viện (BV) quận Thủ Đức (TP.HCM), trứng rất tốt cho sức khỏe. Trứng giàu protein, vitamin A, D, B12, các khoáng chất như phốt pho, selen, canxi, kẽm, sắt… cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Trứng còn chứa nhiều choline - một chất giúp cải thiện trí nhớ. Bởi vậy phụ nữ có thai và người già rất nên ăn trứng.
Việc ăn trứng thường xuyên có tác dụng lớn đối với sự phát triển của cơ thể và hệ thống thần kinh, giúp nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Trứng còn là thực phẩm bổ dưỡng đối với mắt, có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng vì giàu dưỡng chất carotenoid.
Những người không có cảm giác ngon miệng khi ăn, bị chán ăn có thể ăn trứng để bổ sung đủ vitamin, protein và khoáng chất cho cơ thể.
Trứng gà tốt cho sức khỏe nhưng cần ăn đúng cách.
Tuy nhiên nếu ăn trứng sai cách có thể gây nguy cơ tổn hại đến sức khỏe
Cụ thể, mặc dù hàm lượng dinh dưỡng ở trứng gà rất phong phú nhưng ăn nhiều trứng gà không phải là tốt.
Một mặt các chất dinh dưỡng không được hấp thu hết dễ gây hiện tượng rối loạn tiêu hóa, mặt khác protein không được phân giải hết dễ sinh ra những độc chất như amine, phenyl hydrad gây nguy hại cho sức khoẻ.
Ăn bao nhiêu trứng là đủ?
Lượng trứng nạp vào cơ thể tùy thuộc vào từng nhóm người.
- Với người lớn, chỉ cần ăn 3-4 quả/tuần, nhiều nhất chỉ nên ăn 1 quả/ngày.
- Trẻ 6-7 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần.
- Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần.
- Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng.
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên có thể cho ăn 1 quả/ngày.
Không nên ăn trứng sống hoặc hòa tan trứng sống trong cháo nóng, nước nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để tiêu diệt vi khuẩn và phòng nhiễm khuẩn.
Những ai nên hạn chế ăn trứng?
Bác sĩ cho biết với người bị cao huyết áp hoặc cholesterol máu cao vẫn có thể ăn trứng vì qua những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ đã khẳng định là ăn trứng không làm tăng huyết áp và cholesterol máu. Tuy nhiên chỉ nên ăn 1-2 lần trong một tuần.
Cách chế biến trứng để giữ lại tối đa dinh dưỡng
Nếu ăn trứng luộc, tỷ lệ hấp thu và tiêu hóa chất dinh dưỡng được 100%. Trứng sống chỉ được 40%, trứng rán được 98,5%, trứng ốp la 85% và trứng chưng 87,5%.
Đường sinh dục của gia cầm có nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng đều có thể nhiễm khuẩn, nhất là salmonella - một yếu tố gây ngộ độc thức ăn. Vì vậy, không nên ăn trứng sống hoặc hòa tan trứng sống trong cháo nóng, nước nóng mà nên luộc hoặc nấu chín để tiêu diệt vi khuẩn và phòng nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, không nên ăn trứng sống vì lòng trắng trứng sống có chứa 1 chất làm cản trở hấp thụ vitamin H - yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein, hợp chất hydracacbon, protid, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- 9 lợi ích sức khỏe của việc uống nước dừa trong mùa nắng nóng
- 10 lợi ích sức khỏe đáng khám phá của đậu cô ve
- 4 thực phẩm tác dụng bổ thận tráng dương
- Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư
- Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
- Ăn dưa hấu thường xuyên trong mùa nóng, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
- 1 loại quả bán rẻ ở chợ Việt là cứu tinh cho người giảm cân, lại giúp hạ đường huyết
- Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ
- 7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói
- Với chỉ 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ tái phát ung thư ruột thấp hơn tới 32%
- 3 điều bất ngờ khi bạn ăn miến thường xuyên, đây là 2 thời điểm không nên ăn miến vì gây hại dạ dày
- Bất ngờ 7 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn rau mùi