Bệnh HIV có mấy giai đoạn?
HIV là bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch của cơ thể, người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội do suy giảm miễn dịch. HIV phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm khác nhau. Nhận biết được bệnh HIV giai đoạn 1 giúp cho việc điều trị và phòng chống lây nhiễm HIV hiệu quả hơn.
1. Giai đoạn phơi nhiễm HIV
Giai đoạn phơi nhiễm HIV là giai đoạn khi mới tiếp xúc với nguồn lây bệnh, có nguy cơ bị nhiễm HIV như:
- Quan hệ tình dục không an toàn: Qua hậu môn hoặc âm đạo không sử dụng bao cao su, bằng miệng không dùng dụng cụ phòng ngừa (bảo vệ răng miệng) với người bị nhiễm HIV, bị cưỡng dâm...
- Dùng chung kim tiêm hoặc chung dụng cụ nếu chích ma túy.
- Những người làm trong ngành nghề có thể tiếp xúc với nguồn lây bệnh như công an, nhân viên y tế...
- Bị Máu hay chất dịch của cơ thể của người có HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương trên cơ thể hoặc bắn vào niêm mạc như mắt, mũi, họng...
Làm gì khi bị phơi nhiễm với HIV?
Nếu cơ thể bị các vết thương chảy máu, cần rửa ngay vết thương dưới vòi nước, để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn sau đó sửa kỹ bằng xà phòng, sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn trong thời gian ít nhất là 5 phút.
Nếu phơi nhiễm qua tiếp xúc niêm mạc mắt: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục trong vòng 5 phút.
Qua niêm mạc miệng, mũi: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% và súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% nhiều lần.
Liên hệ tới cơ sở y tế để được điều trị chống phơi nhiễm. Dùng thuốc ngay sau khi tiếp xúc rất quan trong vì có thể ngăn ngừa nhiễm virus HIV. Thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ngày được cải tiến với tỷ lệ thành công lên đến 95-99%. Hiệu quả của điều trị sẽ cao nhất trong vài giờ đầu sau khi phơi nhiễm, giảm dần theo thời gian và có thể không có hiệu quả sau mốc 72 giờ tính từ lúc phơi nhiễm.
Không phải cứ phơi nhiễm với HIV (có tiếp xúc qua đường tình dục, đường máu với người nhiễm HIV) là sẽ bị HIV. Nên trong giai đoạn này cần liên hệ để được sử dụng thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm để giảm nguy cơ mắc nhiễm HIV mạn tính.
2. HIV giai đoạn 1
Giai đoạn 1 hay còn gọi giai đoạn cấp tính của bệnh, các triệu chứng xảy ra sau khoảng 2-4 tuần sau khi phơi nhiễm với virus HIV.Đặc điểm của giai đoạn 1:
- Virus HIV đang nhân lên và phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể.
- Các triệu chứng có thể nhẹ, mà người bệnh có thể không chú ý đến.
- Giai đoạn này virus đang sinh sôi và lây lan khắp cơ thể.
- Khả năng lây truyền virus HIV trong thời gian này là cao nhất vì số lượng virus trong máu rất cao.
Dấu hiệu bệnh HIV giai đoạn 1: Các triệu chứng có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm virus thông thường.
- Sốt và ớn lạnh: Người bệnh Sốt nhẹ từ 37o5 đến 38o, kèm theo ớn lạnh là một trong những triệu chứng HIV phổ biến nhất.
- Mệt mỏi, buồn ngủ.
- Đau nhức người, đau đầu, đau các khớp.
- Đau họng: Viêm họng gây khó nuốt và đau họng.
- Nổi hạch cổ, nách và bẹn.
- Phát ban đỏ ở da: Là triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm HIV trong vòng 2 đến 3 tuần sau khi bị virus xâm nhập.
- Buồn nôn, tiêu chảy
- Các triệu chứng ít gặp hơn ở giai đoạn này gồm: Giảm cân không rõ nguyên nhân, bị nấm, tưa miệng hay nhiễm trùng, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
3. Bệnh HIV giai đoạn 2
Giai đoạn này hay còn gọi là giai đoạn ẩn là giai đoạn không biểu hiện triệu chứng.
Những đặc điểm của giai đoạn 2:
- Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
- Cũng có thể ở một số người có những triệu chứng hạn chế liên quan đến nhiễm HIV trong giai đoạn này.
- Trong giai đoạn này virus có trong cơ thể nhưng không tấn công hệ miễn dịch, việc điều trị trong giai đoạn này rất quan trọng.
- Giai đoạn này vẫn có khả năng lây lan bệnh.
4. Bệnh HIV giai đoạn 3
Hay gọi là bệnh hiv giai đoạn cuối, lúc này người bệnh đã bị AIDS ( (Hội Chứng Suy Giảm Miễn Dịch Mắc Phải).
Giai đoạn này có những đặc điểm sau:
- Thường diễn ra sau nhiều năm từ khi bị lây nhiễm HIV.
- Khi bị AIDS phản ứng miễn dịch rất yếu và mất khả năng kháng nhiễm.
- Các triệu chứng trong giai đoạn này rất khác nhau, chủ yếu là biểu hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội...
- Điều trị trong giai đoạn này gặp khó khăn hơn, nhưng vẫn có thuốc điều trị. Việc điều trị chủ yếu là kháng virus và điều trị các bệnh cơ hội.
- Ở giai đoạn này người bệnh vẫn có thể lây nhiễm bệnh cho người khác.
Biểu hiện lâm sàng của người bệnh trong giai đoạn cuối liên quan đến suy giảm miễn dịch và các bệnh lý cơ hội, có thể có những biểu hiện sau:
- Người bệnh xuất hiện sốt kéo dài, nổi hạch, giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Viêm họng, lở loét miệng, nấm miệng, viêm nhiễm đường hô hấp, lao phổi, viêm màng não, viêm não do vi sinh vật...
- Tiêu chảy mạn tính.
- Nổi mẩn trên da, viêm nang lông...
- Mệt mỏi, khó tập chung,
5. Phòng ngừa HIV như thế nào?
Phòng chống lây bệnh qua đường tình dục
- Giáo dục tình dục lành mạnh, tình yêu chung thuỷ, hạn chế số lượng bạn tình.
- Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su, dụng cụ che răng miệng khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng, hoặc hậu môn.
Phòng chống lây qua đường máu
- Kiểm tra HIV tất cả các mẫu máu truyền bằng kỹ thuật tin cậy nhất..
- Các sản phẩm của máu phải kiểm tra HIV chặt chẽ.
- Các tổ chức bán các sản phẩm của máu phải có giấy xác nhận sản phẩm đã được kiểm tra HIV.
- Không dùng bơm kim tiêm chung.
- Tuân thủ nguyên tắc tiệt trùng trong thực hành y học, bơm kim tiêm 1 lần.
- Giáo dục và quy định nguyên tắc tiệt trùng các dụng cụ chuyên gia như xăm mình, bấm lỗ tai.
- Xét nghiệm sàng lọc kỹ người cho tinh dịch, cơ quan.
Phòng chống lây nhiễm từ mẹ sang con
- Điều trị thuốc kháng virus cho mẹ
- Điều trị dự phòng cho con sau khi sinh
- Nên đẻ mổ và sau sinh không nuôi con bằng sữa mẹ.
Điều trị HIV ngay từ giai đoạn đầu mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Trên đây là các đặc điểm và triệu chứng của từng giai đoạn bệnh HIV. Nếu có các dấu hiệu hay có nguy cơ phơi nhiễm với HIV nên chủ động làm xét nghiệm sàng lọc bệnh sớm đem lại cơ hội kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Theo vinmec.com
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người