Bổ sung vitamin C tăng đề kháng tuyệt đối tránh thời điểm này nếu không sẽ phá hủy nội tạng
Các thực phẩm rau quả chứ nhiều vitamin C như bông cải xanh, trái kiwi, cam, quýt, chanh, ổi, dâu tây và cà chua…
Chỉ cần ăn đủ hàm lượng 400 g rau xanh và trái cây chín một ngày là đủ lượng vitamin cần thiết cho cơ thể, không cần bổ sung thêm thực phẩm chứa vitamin C. Trường hợp nếu cơ thể tiêu hóa và hấp thu kém thì có thể bổ sung thực phẩm chứa vitamin C.
Ảnh minh họa
Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đề kháng với nhiễm trùng như cảm cúm, mau lành vết thương. Vitamin C cần thiết cho việc tạo ra collagen, một loại protein kết nối và hỗ trợ cho các mô cơ thể như da, xương, gân, cơ và sụn, tăng cường hấp thu chất sắt, chống bệnh đục thủy tinh thể bằng cách tăng lượng máu đến mắt. Vitamin C cũng được biết là một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương từ gốc tự do. Chính tổn thương tế bào của gốc tự do đã gây ra các bệnh tim mạch, ung thư và bệnh mạn tính khác.
Do có nhiều công dụng với sức khỏe, nên nhiều người nghĩ rằng bổ sung càng nhiều càng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm.
Theo khuyến nghị về nhu cầu về vitamin C sẽ tùy thuộc vào độ tuổi. Cụ thể: trẻ 6-11 tháng cần 25-30 mg một ngày; trẻ 1-6 tuổi 30 mg, trẻ 7-9 tuổi 35 mg; tuổi vị thành niên 10-18 là 65 mg; người trưởng thành 70 mg; phụ nữ có thai là 80 mg; bà mẹ cho con bú là 95 mg một ngày.
2 thời điểm thích hợp nhất nên bổ sung vitamin C
Theo khuyến cáo của bác sĩ đa khoa Nguyễn Xuân Quang (Học viện Quân Y): Thời điểm trong ngày không nên uống vitamin C đó là vào buổi tối. Dù vitamin C được thải qua đường nước tiểu nhưng nó lại được chuyển hóa thành acid oxalic, nên khi gặp canxi sẽ tạo thành các tinh thể canxi oxalat. Vào ban đêm, chức năng thận giảm xuống nên nồng độ chất lắng cặn sẽ tăng cao, từ đó rất dễ hình thành sỏi thận. Bên cạnh đó, nếu dùng vitamin C vào buổi tối trước khi đi ngủ vì sẽ khó vào giấc.
Thời điểm tốt nhất để uống vitamin C trong ngày là buổi sáng hoặc buổi trưa, sau khi ăn no.
Ảnh minh họa
Dấu hiệu cảnh báo bổ sung vitamin C sai cách
Vitamin C là loại tan trong nước, nếu thừa, cơ thể sẽ tự đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, nếu bổ sung vitamin C quá nhiều có thể gây ra hiện tượng ức chế ngược.
Hiện tượng buồn nôn, tiêu chảy, được cho là những phản ứng phụ phổ biến của người lỡ tiêu thụ quá mức lượng vitamin C cần thiết. Ngoài ra, bổ sung vitamin C quá liều cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, nhất là tiêu thụ khi bụng đang trống rỗng, gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, tá tràng, viêm bàng quang, tiêu chảy, cản trở hấp thụ vitamin A, B12.
Đặc biệt, vitamin C thường có đặc tính làm tăng bài tiết axit uric và oxalat, từ đó làm tăng nguy cơ hình thành bệnh sỏi thận.
Theo Theo M.H (Gia đình & Xã hội)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- 9 lợi ích sức khỏe của việc uống nước dừa trong mùa nắng nóng
- 10 lợi ích sức khỏe đáng khám phá của đậu cô ve
- 4 thực phẩm tác dụng bổ thận tráng dương
- Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư
- Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
- Ăn dưa hấu thường xuyên trong mùa nóng, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
- 1 loại quả bán rẻ ở chợ Việt là cứu tinh cho người giảm cân, lại giúp hạ đường huyết
- Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ
- 7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói
- Với chỉ 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ tái phát ung thư ruột thấp hơn tới 32%
- 3 điều bất ngờ khi bạn ăn miến thường xuyên, đây là 2 thời điểm không nên ăn miến vì gây hại dạ dày
- Bất ngờ 7 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn rau mùi