CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Cải thiện dinh dưỡng cho bệnh nhân trong bệnh viện

vệ sinh an toàn thực phẩm

Bài viết bởi Tiến sĩ Hồ Thu Mai - Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Suy dinh dưỡng các thể đều ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể cũng như kết quả điều trị bệnh. Có khoảng 1/3 số lượng bệnh nhân nhập viện bị suy dinh dưỡng. Do vậy, sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trước khi nhập viện đóng vai trò rất quan trọng.

1.Vai trò của dinh dưỡng với bệnh nhân đang điều trị bệnh

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến kết quả điều trị bệnh. Suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ bị loét do tỳ đè cao gấp 2 lần, nhiễm trùng vết mổ cao gấp 3 lần so với bệnh nhân có tình trạng dinh dưỡng bình thường. 45% bệnh nhân ngã trong bệnh viện bị suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng làm tăng nguy cơ tái nhập viện của bệnh nhân.

Do vậy, chăm sóc dinh dưỡng trong bệnh viện góp phần tích cực đến kết quả và chi phí điều trị của bệnh nhân. Tình trạng dinh dưỡng tốt sẽ giúp giảm 28% nguy cơ tái nhập viện, giảm 2 ngày điều trị trung bình, giảm 25% loét do tỳ đè và giảm 14% biến chứng.

2.Chăm sóc dinh dưỡng sớm cho bệnh nhân trong bệnh viện

Chế độ ăn cho người bị cao huyết áp: Chú ý giảm muố

Bệnh nhân bị cao huyết áp cần có chế độ ăn hợp lý

Cần sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho tất cả bệnh nhân ngay khi nhập viện để phân loại và can thiệp dinh dưỡng sớm cho những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng. Tùy theo thể trạng và tình trạng bệnh mà có những can thiệp dinh dưỡng phù hợp cho từng bệnh nhân,

Hơn 50% bệnh nhân nằm viện không ăn hết khẩu phần của mình. Cho nên, bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn phù hợp với từng bệnh nhân thì việc tư vấn, hướng dẫn cũng như động viên người bệnh sử dụng chế độ ăn cũng đóng vai trò rất quan trọng. Thái độ và cách giao tiếp của nhân viên y tế khi chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh quyết định rất lớn đến thành công.

Các lời khuyên trong chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân:

  • Xây dựng thời gian ăn hợp lý cho từng bệnh nhân
  • Giúp bệnh nhân có từ thể ăn thoải mái và dễ dàng
  • Giám sát xuất ăn của bệnh nhân
  • Động viên và hỗ trợ bệnh nhân trong bữa ăn
  • Giám sát bữa ăn phụ của bệnh nhân. Nếu không phù hợp thì tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân thay đổi
  • Nuôi dưỡng hỗ trợ qua đường tĩnh mạch hoặc Sonde ngay khi cần thiết
  • Tránh bị gián đoạn trong nuôi dưỡng bệnh nhân dù bất kể lý do nào
  • Lưu ý và phát hiện sớm những dấu hiệu không mong muốn xảy ra trong quá trình nuôi dưỡng.

Mục đích cuối cùng của chăm sóc dinh dưỡng trong bệnh viện là cung cấp đủ dinh dưỡng, hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Theo vinmec.com

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS