CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Câu chuyện của những người 'đi... ngược gió'

Cảnh trong một phim được đánh giá cao về LGBT “Thưa mẹ, con đi”.Cảnh trong một phim được đánh giá cao về LGBT “Thưa mẹ, con đi”.

Không thể nói công khai “Tôi là người song tính”

Những năm gần đây, hình ảnh người đồng tính nam, đồng tính nữ, có thể được bắt gặp rất nhiều, nhưng dường như ít ỏi, hay tuyệt nhiên vắng bóng, đó là những người song tính. “Người song tính tuy từng trường hợp khác nhau, nhưng nhìn chung em thấy mọi người xung quanh ít ai dõng dạc nói tôi là người song tính đây như trên phim ảnh”. Đó là góc nhìn của Hoàng Minh Tâm về cộng đồng người song tính mà mình thuộc về.

Câu chuyện của Tâm cũng là câu chuyện gần gũi trong xã hội lớn hơn mà chúng ta đang sống. Trong một xã hội vẫn còn phảng phất những quan niệm “tề gia trước tất thảy” trong nhiều căn nhà, việc một người song tính nam yêu một phụ nữ, kết hôn, lập gia đình có thể trở thành một tấm áo bảo vệ họ khỏi những kỳ thị, dò xét từ những người xung quanh. Đó là một lớp bảo vệ an toàn vì so với người đồng tính cần “đấu tranh” để có thể là được yêu và kết hôn với người cùng giới.

Người song tính vẫn có thể yêu và chọn sống, gắn bó với giới tính sinh học đối lập. Nhưng dường như, tấm áo đó chỉ có thể khoác lên họ một định danh chưa đầy đủ với những mong muốn và quyền được là chính mình của người song tính.

“Ban đầu khi biết mình là vậy, em cũng hoang mang vì chẳng thấy mình giống ai. Đến bây giờ em vẫn chưa nói với gia đình. Sau này có internet, em tìm hiểu và cũng biết thêm có nhiều người cũng như mình. Từ khi nhận ra mình song tính, em đã biết, và luôn khẳng định mình là như vậy, không phải là nhất thời”, Tâm kể lại.

Đối với người song tính, họ có thể dành tình cảm cho nhiều hơn một giới, nhưng cũng như những người đồng tính và dị tính khác, tình cảm vốn không có một thước đo chung và cụ thể nào cả. Có những người song tính dành nhiều tình cảm hơn cho người mang giới tính sinh học đối lập, có người nghiêng về người cùng giới nhiều hơn, có những người cân bằng giữa cả hai.

Nếu cuộc đời vốn đã chăng nhiều những chiếc dây xung quanh định nghĩa tình yêu, “Người yêu của tôi phải là một chàng hoàng tử” hay “Tôi cần một người phụ nữ dịu dàng ở bên tôi”, thì với cộng đồng người song tính, tình yêu của họ dường như tiệm cận đến điều cốt lõi trong sáng hơn, ở đó là sự thấu hiểu, chấp nhận và hòa hợp.

“Bọn em thường thích hay yêu một bạn nào đó là do cảm thấy vì thích, vì yêu tính cách hay quý vẻ ngoài của bạn ấy, chứ không nghĩ đến bạn ấy thuộc giới tính nào cả. Với những bạn em từng quen, em đều thể hiện mình, chia sẻ mình là người song tính với các bạn ấy. Điều em mong là mình cũng như bạn đối phương có thể thoải mái sống là nhau và chấp nhận nhau”, Tâm chia sẻ.

Và cũng như những tình yêu trái dấu, những bất an và lo âu có thể xảy đến với bất kỳ cặp đôi nào. Không vì người song tính có thể dành tình cảm với hai hay nhiều giới khác mà “những cạm bẫy” với họ nhiều hơn. Điều quan trọng của mỗi tình yêu là sự đồng thuận, tin tưởng và thấu hiểu.

Người song tính chưa hiện diện nhiều trong xã hội do những tấm áo an toàn họ có thể mang trên vai. Nhưng tình cảm trong sáng và một thiên hướng tính dục chân thật cần được định danh và thấu hiểu, để người song tính có thể thoải mái bước ra khỏi tấm áo ấy, xã hội cần nhiều hơn đó sự thấu hiểu và cởi mở - Tâm bày tỏ.

Câu chuyện của những người 'đi... ngược gió' ảnh 1

Trong số mới nhất của chương trình Ghép đôi thần tốc, bà mối Cát Tường đã se duyên cho 3 bạn trẻ thuộc cộng đồng LGBT. Họ là chàng dancer Huỳnh Phúc (25 tuổi, TP HCM), sinh viên - dancer Huy Hoàng (21 tuổi, Nha Trang) và nhân viên quản lý nhân sự Văn Nhựt (21 tuổi, TP HCM).

Khi người mang cả “hai phái”

 

Trên thế giới, có người sở hữu hai bộ phận sinh dục nam và nữ. Đó là Caroline Kinsey, sinh năm 1968, tại Anh. Khi chào đời, Caroline đã bị lưỡng tính bẩm sinh với hai cơ quan sinh sản, một bộ phận sinh dục nam và một bộ phận sinh dục nữ. Bố mẹ Caroline đã chọn cho cô giới tính nam. Vì vậy, các bác sỹ quyết định phẫu thuật cắt bỏ bộ phận sinh dục nữ mà không hề tiết lộ cho Kinsey biết cô bị lưỡng tính bẩm sinh.

Mãi đến năm 19 tuổi, Caroline mới biết sự thật về bộ phận sinh sản lưỡng tính của cô. Sau này, khi cuộc hôn nhân đổ vỡ với một người phụ nữ và phải sống suốt quãng thời gian chịu nhiều sức ép, cô Caroline đã mạnh dạn mặc quần áo nữ giới. Giờ đây, cô đang sống thoải mái với tư cách là một người phụ nữ.

“Có nhiều trường hợp, trẻ bẩm sinh là người liên giới tính đã bị thực hiện phẫu thuật từ trước khi các em có thể nhận thức. Trong quan điểm của rất nhiều người trong xã hội Việt Nam hiện nay, liên giới tính là một cái gì đó… khuyết tật. Vì vậy, nhiều cha mẹ đã thực hiện phẫu thuật bộ phận sinh dục hay can thiệp y tế cho con cái, để con trở thành một “nam giới” hay “nữ giới hoàn toàn” từ khi các con còn quá bé và không có quyền nói lên tiếng nói của mình”.

Thực tế, mong muốn con mình được phẫu thuật hay can thiệp y tế để trở thành một “người nam, hay người nữ bình thường” có thể xuất phát từ tình yêu thương và hy vọng con mình có một tương lai suôn sẻ, hạnh phúc. Nhưng bên cạnh đó, những cuộc phẫu thuật từ quá sớm có nguy cơ rất lớn kéo theo những hệ lụy về sức khỏe thể chất và tinh thần về sau của mỗi người. Một bộ phận rất lớn những người liên giới tính sống trong gam màu lặng lẽ, họ mất đi quyền cất tiếng nói tự do của mình.

Khác với người có bản dạng giới không giống với giới tính sinh học của mình (hay còn gọi là người chuyển giới), pháp luật Việt Nam hiện nay đã quy định rõ ràng hơn về định nghĩa cũng như thủ tục cho một người Liên giới tính có thể chuyển đổi giới tính của mình trên giấy tờ.

Song những quy định đó, vô hình trung, có thể làm mạnh mẽ thêm quan niệm, suy nghĩ về “sự bình thường” của giới tính trong xã hội. Vì sao tôi cần phải “được” trải qua can thiệp về y tế? Vì sao tôi cần phải thuộc về “nam” hay “nữ” để có thể được là một con người hợp pháp trên các giấy tờ tùy thân của mình? Có phải do tôi bị bệnh không? Và tôi đã, hay cần được “sửa chữa” khuyết tật đó của bản thân? Đối mặt với trăm ngàn câu hỏi, cái nhìn khác lạ từ xã hội, rất nhiều người Liên giới tính mang trong mình sự nghi hoặc về bản thân, nhận thấy mình là một bệnh nhân và cần đến bệnh viện để trở thành một con người bình thường.

Những người liên giới tính dù có trải qua phẫu thuật xác định lại giới tính hay chưa, ở lứa tuổi và mức độ nào, thì khi đến tuổi trưởng thành họ đều có thể xác định bản dạng giới và xu hướng tính dục của bản thân theo bất cứ loại nào. Họ có thể nhận mình là nam, nữ, liên giới tính, chuyển giới hay một bản dạng nào khác. Xu hướng tính dục của họ có thể là dị tính, đồng tính… Nếu phải trải qua thêm một lần nữa những can thiệp y tế, dường như đó là điều đau đớn và nguy hiểm đến mức không thể đối với một đời người.

Theo Nghị định 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính, Nhà nước chỉ cho phép những người có nhiễm sắc thể giới tính có thể giống như trường hợp nữ lưỡng giới giả nam hoặc nam lưỡng giới giả nữ hoặc lưỡng giới thật nhưng bộ phận sinh dục chưa được biệt hóa hoàn toàn và không thể xác định chính xác là nam hay nữ, được phép xác định lại giới tính. Nghị định này đã mở ra cơ hội cho những người lưỡng tính phẫu thuật để chỉnh sửa bất thường của tạo hóa.

Sự kiện “Việt Pride” được tổ chức thường niên từ năm 2012, điều khoản cấm người cùng giới cưới nhau đã được dỡ bỏ năm 2014, và luật có hiệu lực từ năm 2015 là cơ sở pháp lý cho việc thay đổi bản dạng giới hợp pháp.

Có thể nói, Việt Nam đã có bước tiến lớn trong việc thực hiện quyền được thừa nhận giới tính hợp pháp của người chuyển giới. Tuy nhiên, sự hiểu biết về sự đa dạng của cộng đồng chuyển giới và những người tự định xu hướng tính dục và bản dạng giới vẫn là những góc khuất còn bỏ ngỏ…

Đi tìm hạnh phúc trên gai nhọn

Giang - thế hệ 9x đời đầu, là một thành viên trong mạng lưới “Nữ Yêu Nữ Việt Nam”, Giang hiểu rất rõ những khó khăn mà cộng đồng Nữ Yêu Nữ đang gặp phải, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến việc kết hôn và bạo lực mà những người đồng tính nữ đang gặp phải. Có rất nhiều trường người đồng tính nữ vì những áp lực từ gia đình và xã hội đã buộc phải kết hôn và lập gia đình với những người nam dị tính.

Câu chuyện của những người 'đi... ngược gió' ảnh 2

Giang - cộng đồng đồng tính nữ và những chia sẻ của mình…

Và sau khi kết hôn bị người chồng phát hiện mình đã từng có mối quan hệ với một người nữ, đã bị đánh đập và hiếp dâm liên tục trong suốt một thời gian dài. Mặt khác, đối với những một cặp đôi đồng tính nữ và đồng tính nam thoả thuận với nhau để có thể cho tinh trùng và mang thai thì pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa có những pháp chế phù hợp để hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên khi đứa bé được sinh ra.

Giang chia sẻ về trường hợp một bạn đồng tính nữ và một bạn đồng tính nam đã thoả thuận với nhau về các nghĩa vụ khi quyết định kết hôn và có con. Sau khi bạn nữ mang thai thì xảy ra những mâu thuẫn và không thể tiếp tục thoả thuận. Bạn nữ đã quyết định trở thành mẹ đơn thân mà không nhận được sự hỗ trợ từ bạn nam cũng như pháp luật.

Chính bản thân Giang cũng đã từng bị quấy rối tình dục khi come out là người đồng tính nữ, nhiều người nam đã đụng chạm vào những bộ phận trên cơ thể và đùa cợt về xu hướng tính dục của Giang. Chính vì vậy, tổ chức cộng đồng Nữ Yêu Nữ đã bắt đầu hoạt động một cách chuyên nghiệp hơn để có thể hỗ trợ cho cộng đồng một cách tốt nhất và tăng cường sự hiện diện của cộng đồng…

Uyên Na
Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS