CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Chính sách "phi giới tính" bộ đồng phục Nhật Bản được thực hiện thế nào?

Các cuộc khảo sát của Kyodo News đối với các hội đồng giáo dục cho thấy hơn 600 trường học tại ít nhất 19 trong số 47 tỉnh của Nhật Bản đã nới lỏng các hạn chế liên quan đến quy tắc đồng phục theo giới tính đối với các học sinh. Theo đó, nữ sinh không nhất thiết phải mặc váy đồng phục mà có thể chọn mặc quần dài nếu muốn.

Quy định này đã được bộ Giáo dục Nhật Bản đề ra từ 5 năm trước để tạo điều kiện cho nhóm đối tượng học sinh đồng tính-chuyển giới LGBT. Đề xuất này sẽ được phổ cập và đi vào thực tiễn vào mùa xuân năm 2021. 

Chính sách

Đồng phục "phi giới tính" đã trở thành một sự lựa chọn của học sinh Nhật Bản. Ảnh: Kyodo

Hãng tin Kyodo News cho biết quần áo đồng phục phân biệt giới tính từng gây ảnh hưởng đối với nhóm học sinh chuyển giới và đồng tính tại Nhật Bản. Theo đó, hồi tháng 8 vừa qua, một học sinh đồng tính nữ theo học trường trung học phổ thông ở thành phố Tokyo đã đề nghị thị trưởng phường Edogawa Takeshi Saito hành động để "hạn chế những tổn thương tinh thần đối với học sinh do các bộ đồng phục". Theo đó, học sinh này yêu cầu các trường cho phép học sinh mặc đồng phục "phi giới tính". 

Em học sinh này chia sẻ về việc phải mặc váy ngắn tới trường: "Tôi từng cảm thấy vô cùng tồi tệ và thậm chí đã nghĩ rằng mình không sống nổi". Hiện nay, học sinh này đã chuyển tới một ngôi trường cho phép em mặc quần dài đi học. Sau khi nghe về trường hợp trên, thị trưởng Saito cam kết sẽ cân nhắc vấn đề này một cách kỹ lưỡng. 

Ryosuke Nanasaki, 33 tuổi, đại diện của nhóm Cộng đồng LGBT ở Edogawa nhận xét việc tăng sự lựa chọn về đồng phục sẽ là một sự hỗ trợ và "cứu cánh" cực kỳ quan trọng đối với những học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, anh cũng lo ngại việc này có thể khiến những học sinh chuyển giới trở thành mục tiêu bị bắt nạt. 

Một giáo viên của một trường trung học công lập ở Kyushu, nơi học sinh được phép chọn đồng phục phi giới tính thừa nhận rằng chính sách này có thể phản tác dụng nếu "lời kêu gọi chỉ được đưa ra đối với nhóm học sinh LGBT". Ông cho rằng, các học sinh chuyển giới-đồng tính của thể e ngại việc mặc đồng phục theo ý mình bởi điều đó sẽ khiến các nổi bật hơn so với bạn bè.

Theo đó, thầy giáo này cho rằng quy định đồng phục phi giới tính nên được áp dụng đối với tất cả học sinh để các em được mặc đồ theo mong muốn. Đến nay, chính sách này đã được triển khai ở một số trường học tại Nhật Bản.

Chính sách

Ryosuke Nanasaki (bên trái) kiến nghị nới lỏng và thay đổi quy định đồng phục trong buổi gặp mặt Thị trưởng phường Edogawa Takeshi Saito. Ảnh: Kyodo.

Trong đó, Makoto Matsumoto, 17 tuổi, một nữ sinh năm hai tại trường trung học Fujieda Nishi, tỉnh Shizuoka, đã lựa chọn mặc quần dài đi học thay cho váy ngắn vì cô cảm thấy thoải mái và ấm áp hơn trong những ngày trời lạnh. Nữ sinh chia sẻ: "Khi mặc quần dài, tôi không phải lo rằng chân mình bị lạnh trong những ngày giá rét. Tôi cũng không phải lo việc váy bị hở trong khi đạp xe. Điều đó thật tuyệt vời". 

Ngoài ra, trường Fujieda Nishin còn may thêm quần đồng phục ngắn dành cho nữ sinh để mặc vào mùa hè. Điều này đã được phần lớn các em học sinh hưởng ứng và được cho là phù hợp với chính sách phi giới tính bộ đồng phục. 

Theo một cuộc khảo sát của Bộ Giáo dục, khoảng 3.500 trường trung học công lập trên toàn quốc, bao gồm cả các trường học nội trú và bán trú ở tỉnh và thành phố, đã đưa ra lựa chọn đồng phục "phi giới tính" cho học sinh.

Trong đó, Hội đồng Giáo dục Kyoto khẳng định hầu hết các trường trung học trong tỉnh đều cho phép nữ sinh mặc quần tây, trong khi Hội đồng Giáo dục Wakayama cho biết gần 50% các trường cũng đã cho phép những sự lựa chọn tương tự.

Minh Hạnh (Theo Kyodo News)

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS