Chuyên gia chỉ ra 7 thực phẩm là "kẻ thù" của thận
Chức năng chính của thận là loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể thông qua bài tiết nước tiểu. Khi chức năng hoạt động của thận suy giảm đồng nghĩa với việc nó không thể thực hiện tốt vai trò thải loại độc tố của mình nữa. Bởi thế, các chuyên gia khuyến cáo mỗi người chúng ta muốn khỏe mạnh cần có một chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là những sản phẩm nên hạn chế hoặc không nên ăn để bảo vệ thận.
Sắn và măng chưa chín: Độc tố cyanogenic được tìm thấy trong khoai mì (sắn) sống và trong măng. Để hạn chế tối đa chất độc này, khoai mì phải được bỏ vỏ và nấu chín khi ăn. Măng tươi nên được thái lát mỏng theo chiều dọc, loại bỏ phần xơ dày bên ngoài, đun trong nước muối nhẹ 8-10 phút để loại bỏ hoàn toàn độc tố này.
Củ cải trắng: Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc. Vì thế, khi chế biến món ăn, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên củ để tránh độc. Khi được nấu chín, nướng, gia nhiệt trong lò vi sóng, củ cải cũng hết độc.
Cà chua xanh: Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Cho nên, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…
Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine (Ảnh minh họa)
Khoai tây mọc mầm: Khoai tây có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Song nếu để lâu khoai tây mọc mầm sẽ sinh chất độc solamine, chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.
Mật cá: Mật cá chứa độc tố nguy hại cho sức khoẻ. Cá càng lớn độc tố càng mạnh. Đặc biệt, loại độc tố này không bị phá hủy ở nhiệt độ cao và trong cồn nên sau khi ăn vào sẽ bị tổn hại đến chức năng gan và thận, ở mức độ nặng có thể gây tử vong.
Mộc nhĩ tươi: Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thủng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước nấu lên thì mới an toàn.
Dưa muối: Một số loại rau cải, rau cải xanh, rau hẹ... có chứa rất nhiều chất muối acid nitrite và nitrite vi lượng. Các loại rau này nếu đã nấu chín mà để trong một thời gian dài, hoặc muối trong một thời gian quá ngắn, chưa đủ chín rau thì chất muối acid nitrite trong rau, dưới tác dụng của vi khuẩn vẫn là nitrite nguyên chất, sẽ gây ra ngộ độc khi ăn nhiều.
Theo Phong Anh (Người đưa tin)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- 9 lợi ích sức khỏe của việc uống nước dừa trong mùa nắng nóng
- 10 lợi ích sức khỏe đáng khám phá của đậu cô ve
- 4 thực phẩm tác dụng bổ thận tráng dương
- Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư
- Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
- Ăn dưa hấu thường xuyên trong mùa nóng, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
- 1 loại quả bán rẻ ở chợ Việt là cứu tinh cho người giảm cân, lại giúp hạ đường huyết
- Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ
- 7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói
- Với chỉ 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ tái phát ung thư ruột thấp hơn tới 32%
- 3 điều bất ngờ khi bạn ăn miến thường xuyên, đây là 2 thời điểm không nên ăn miến vì gây hại dạ dày
- Bất ngờ 7 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn rau mùi