Cua là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng cần chú ý 4 điều khi ăn để tránh gây bất lợi cho sức khỏe
Cua là nguồn cung cấp chất đạm cho bữa ăn hàng ngày. Gạch cua được coi là “bảo bối”, rất giàu chất đạm, nhiều loại nguyên tố vi lượng, có tác dụng bồi bổ cơ thể. Bên cạnh đó, gạch cua còn có công dụng kháng bệnh lao.
Theo Đông y, cua có thể làm giãn cơ, bổ khí, điều hoà dạ dày hỗ trợ tiêu hoá, thông kinh lạc. Ngoài ra, ăn cua còn giúp giải nhiệt, đánh tan huyết ứ. Arginine chứa trong protein từ thịt cua có tác dụng tích cực trong việc chữa lành vết thương. Ăn thịt cua một cách điều độ có thể giúp thúc đẩy sự cân bằng năng lượng trong cơ thể.
Để cua “phát huy” hết tác dụng đối với sức khỏe cơ thể, khi ăn, chúng ta cần lưu ý một số điều sau.
1. Không nên ăn sống
Đa số mọi người lúc chế biến cua, đều lựa chọn cách luộc, hấp cua để ăn. Tuy nhiên, có một số người lại thích ăn cua sống hay làm gỏi cua sống. Đối với cách ăn sống này, không chỉ không ngon mà còn gây bất lợi cho sức khỏe cơ thể.
Cua sống sẽ mang vi khuẩn, khi ăn vào, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể người, nhẹ thì xuất hiện các triệu chứng về đường ruột. Nặng thì trong thịt cua đồng sống có chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua khử trùng ở nhiệt độ cao thì sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi”. Do đó, cần phải rửa sạch cua trước khi nấu và nấu chín cua trước khi ăn.
2. Không ăn cua chết
Trong và ngoài cua có chứa rất nhiều vi khuẩn. Cua sống thì chúng có thể đào thải chất độc ra khỏi cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất. Một khi cua đã chết, vi khuẩn sẽ sinh sôi, phát triển và phân huỷ trong cơ thể cua, độc tố sẽ sinh ra. Người ăn phải sẽ bị ngộ độc thực phẩm.
3. Không ăn khi đang uống trà
Không nên uống trà trong vòng 1 giờ sau khi ăn cua. Vì nước trà vào dạ dày sẽ đặc lại cùng với một số thành phần có trong cua. Vì thế sẽ không có lợi cho tiêu hoá sau bữa ăn, gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa…
4. Không ăn cua khi đang bị bệnh
Cua tuy ngon nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Vì cua có tính lạnh, có chứa nhiều đạm và cholesterol nên những người bị tiêu chảy, đau dạ dày, viêm dạ dày, cảm lạnh, huyết áp cao, mỡ máu cao nên hạn chế hoặc không ăn.
Ngoài ra, những người có cơ địa dị ứng hay có những phản ứng khác khi ăn cua thì cũng cần chú ý hơn khi ăn cua.
Nguồn và ảnh: QQ, Sohu, Eat This, Healthline
Theo Pháp luật & Bạn đọc
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- 9 lợi ích sức khỏe của việc uống nước dừa trong mùa nắng nóng
- 10 lợi ích sức khỏe đáng khám phá của đậu cô ve
- 4 thực phẩm tác dụng bổ thận tráng dương
- Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư
- Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
- Ăn dưa hấu thường xuyên trong mùa nóng, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
- 1 loại quả bán rẻ ở chợ Việt là cứu tinh cho người giảm cân, lại giúp hạ đường huyết
- Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ
- 7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói
- Với chỉ 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ tái phát ung thư ruột thấp hơn tới 32%
- 3 điều bất ngờ khi bạn ăn miến thường xuyên, đây là 2 thời điểm không nên ăn miến vì gây hại dạ dày
- Bất ngờ 7 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn rau mùi