Giải pháp tăng cường hệ miễn dịch phòng ngừa Covid-19
Tăng cường sức đề kháng là một trong những giải pháp quan trọng nhất để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh.
Khi hệ miễn dịch suy giảm, vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công cơ thể. Để tăng cường sức đề kháng, cần phải rèn luyện một lối sống lành mạnh qua các hoạt động:
Tập thể dục điều độ
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong khi cơ thể tập thể dục ở cường độ vừa phải, các tế bào miễn dịch lưu thông trong cơ thể nhanh hơn và có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và virus tốt hơn.
Những bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ nhanh sẽ giúp kích thích các tế bào bạch cầu hoạt động tốt hơn, giải phóng hormone endorphin, có khả năng giảm đau, giảm căng thẳng và ngủ ngon, từ đó cải thiện khả năng miễn dịch.
Ngủ đủ giấc
Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ, mỗi người nên ngủ từ 7 đến 8 tiếng vào ban đêm. Giấc ngủ rất quan trọng đối với cơ thể, giúp các tế bào được tái tạo và sửa chữa, đồng thời cung cấp năng lượng cho ngày hôm sau. Việc mất ngủ hoặc thiếu ngủ dẫn đến hệ miễn dịch bị ức chế. Vì vậy, một trong những điều quan trọng nhất để gia tăng hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại virus và bệnh tật chính là ngủ đủ giấc.
Giấc ngủ ngon cũng góp phần nâng cao hệ miễn dịch. Ảnh: activate.ie
Nếu cảm thấy khó ngủ, bạn có thể nghe nhạc không lời, dùng tinh dầu cam, oải hương, tránh xem ti vi hoặc sử dụng điện thoại, ánh sáng của các thiết bị điện tử sẽ khiến bộ não khó đi vào giấc ngủ hơn.
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Tập luyện có xu hướng làm giảm căng thẳng về tinh thần và cảm xúc, mỗi người nên xây dựng một chế độ tập luyện cũng như thời gian nghỉ ngơi điều độ.
Không nên để đầu óc quá căng thẳng, khi đó cơ thể sẽ tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Căng thẳng trong một thời gian dài khiến con người dễ mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Thực hành thiền hoặc tập yoga cũng là cách để giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng
Thực phẩm có thể giúp cơ thể chống lại virus và chữa lành bệnh tật. Có nhiều loại thực phẩm khác nhau giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe như: Quả việt quất có chất chống oxy hóa và nhiều vitamin giúp tăng cường miễn dịch; Các loại quả như mơ, cam, bưởi, xoài, ớt chuông là nguồn vitamin C dồi dào; Nấm chứa vitamin D, giúp hệ miễn dịch mạnh mẽ; Các loại rau cải bao gồm cải xoăn, bó xôi, bông cải xanh... cung cấp chất xơ, vitamin A, C và E và chất chống oxy hóa. Các loại hạt như hạt điều, hạt hạnh nhân, hạt bí, hạt hướng dương, hạt óc chó... có nhiều kẽm, polyphenol, đây là những thành phần có chất chống oxy hóa, hỗ trợ cải thiện đường tiêu hóa tốt hơn. Hạt chia chứa các axit béo thiết yếu từ Omega 3 giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, viêm khớp.
Nhiều loại thực phẩm có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ảnh: daytondailynews
Gạo lứt chứa các sterol và sterolin giúp hệ miễn dịch của cơ thể ngăn chặn được nhiều bệnh, tăng cường lợi khuẩn, loại bỏ virus và đặc biệt là làm chậm lại quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, carbohydrate có trong gạo lứt giúp hạn chế phản ứng hormone căng thẳng và cung cấp nhiên liệu cho chức năng tế bào miễn dịch
Theo VnExpress
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- 9 lợi ích sức khỏe của việc uống nước dừa trong mùa nắng nóng
- 10 lợi ích sức khỏe đáng khám phá của đậu cô ve
- 4 thực phẩm tác dụng bổ thận tráng dương
- Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư
- Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
- Ăn dưa hấu thường xuyên trong mùa nóng, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
- 1 loại quả bán rẻ ở chợ Việt là cứu tinh cho người giảm cân, lại giúp hạ đường huyết
- Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ
- 7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói
- Với chỉ 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ tái phát ung thư ruột thấp hơn tới 32%
- 3 điều bất ngờ khi bạn ăn miến thường xuyên, đây là 2 thời điểm không nên ăn miến vì gây hại dạ dày
- Bất ngờ 7 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn rau mùi