Lời khuyên dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Bài viết được viết bởi các bác sĩ khoa Nội Ung bướu - Trung tâm Ung bướu xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Bệnh ung thư cũng như các phương pháp điều trị ung thư (xạ trị, hóa trị, phẫu thuật...) đều ảnh hưởng tới việc cung cấp và chuyển hóa dinh dưỡng của người bệnh. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kéo dài cuộc sống và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ung thư. Có đến 50 - 80% người bệnh ung thư bị sụt cân và 20% người bệnh ung thư chết do suy dinh dưỡng nặng. Do đó, người bệnh ung thư cần được chăm sóc dinh dưỡng sớm và tích cực để bù đắp sụt cân, duy trì sức khỏe và tiếp nhận các can thiệp điều trị tốt hơn.
1. Nguyên tắc dinh dưỡng
- Cung cấp đủ năng lượng, chất đạm và các chất dinh dưỡng khác
- Ăn với khẩu phần nhỏ nhưng chia thành nhiều bữa/ngày
- Tăng mức độ năng lượng và dinh dưỡng theo tình trạng người bệnh
- Thay đổi thường xuyên các món ăn
- Động viên, khuyến khích, tạo không khí lạc quan cho người bệnh trong bữa ăn
2. Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng
- Ăn ít nhưng đủ dinh dưỡng, giàu năng lượng và giàu đạm. Bổ sung thêm các sản phẩm giàu dinh dưỡng (sữa dinh dưỡng)
- Kiểm soát được lượng thức ăn mà người bệnh ăn vào
- Nên uống nước trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Tránh uống nước trong khi ăn vì điều này có thể làm giảm sự ngon miệng
- Không nên ăn uống đồ có đường, nước ngọt, thức ăn nhiều chất béo
- Có thể uống 1 ly rượu nhỏ hoặc 1/2 cốc bia trước mỗi bữa ăn 30 phút để kích thích ngon miệng
- Thường xuyên thay đổi cách chế biến và màu sắc của thức ăn
- Tránh ngửi mùi thức ăn khi đang chế biến
- Giữa vệ sinh răng, miệng. Không sử dụng dung dịch làm sạch miệng. Không đánh/cạo lưỡi
- Cần động viên người bệnh ăn uống tốt, xem việc ăn uống là thưởng thức hơn là “vật lộn” với thức ăn
- Ăn bất cứ khi nào người bệnh có nhu cầu nhưng phải đảm bảo đủ lượng và chất dinh dưỡng
- Luôn để người bệnh nhìn thấy thức ăn xung quanh mình để kích thích cảm giác thèm ăn
- Nếu không ăn được thức ăn thông thường thì chuyển sang chế độ ăn nhỏ, mềm, nhuyễn (cháo, súp...)
Khi người bệnh không ăn được hoặc ăn uống thông thường không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thì phải có các phương pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế.
Theo vinmec.com
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- 9 lợi ích sức khỏe của việc uống nước dừa trong mùa nắng nóng
- 10 lợi ích sức khỏe đáng khám phá của đậu cô ve
- 4 thực phẩm tác dụng bổ thận tráng dương
- Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư
- Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
- Ăn dưa hấu thường xuyên trong mùa nóng, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
- 1 loại quả bán rẻ ở chợ Việt là cứu tinh cho người giảm cân, lại giúp hạ đường huyết
- Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ
- 7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói
- Với chỉ 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ tái phát ung thư ruột thấp hơn tới 32%
- 3 điều bất ngờ khi bạn ăn miến thường xuyên, đây là 2 thời điểm không nên ăn miến vì gây hại dạ dày
- Bất ngờ 7 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn rau mùi