Nước dừa tốt cho sức khỏe, nhưng uống nước dừa sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cách này lại có hại
Hiện trên nhiều tỉnh, thành phố đang thực hiện việc tiêm vaccine phòng COVID-19 trên diện rộng. Sau khi tiêm gặp các phản ứng phụ như đau nhức chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi… là điều thường thấy. Việc ăn uống sau tiêm phòng COVID-19 vì vậy cũng được nhiều người đặc biệt chú ý để cơ thể nhanh chóng hồi phục.
Để đỡ mệt và hạ sốt, nhiều người truyền nhau việc uống nước dừa sau tiêm phòng. PGS.TS Hồ Thị Kim Thanh, Trưởng bộ môn Y học gia đình, Trưởng điểm tiêm vaccine COVID-19 của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, uống nước dừa sau khi tiêm phòng vaccine cũng tốt vì đây là loại dịch để cung ứng nước cho cơ thể. Chỉ cảnh báo cho những người đang bị đái tháo đường uống với lượng nước dừa đáng kể như vậy thì sẽ làm tăng đường huyết. Bởi vậy, khi đưa bất cứ dung dịch nào cơ thể cũng cần hết sức lưu ý.
Sốt là phản ứng thường gặp ở sau tiêm. Đó chỉ là phản ứng tự vệ của cơ thể. Với những trường hợp sốt nhẹ dưới 38 độ thì cũng không cần uống thuốc hạ sốt. Khi đó mọi người chỉ cần theo dõi, uống nhiều nước, nghỉ ngơi, chườm mát cơ thể… Còn những trường hợp sốt cao hơn thì uống và sau 4 – 6 giờ uống lại khi thấy sốt chưa giảm. Có không ít người vì để chắc chắn uống liền một lúc luôn 2 – 3 viên. Việc này có thể dẫn tới ngộ độc, hại cho gan khi tổng liều lượng pacatemol quá lớn.
Nước dừa tốt cho sức khỏe nhưng cần uống đúng cách
Theo BSCKII Đinh Thị Kim Liên – nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng (BV Bạch Mai), nước dừa là loại nước uống có giá trị dinh dưỡng cao. Trong nước dừa thành phần chủ yếu gồm 95% nước, còn lại là đường và có chứa một số vi chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như sắt, kali, canxi, photpho… Nước dừa hiệu quả trong việc bổ sung chất điện giải của cơ thể bị mất đi khi bài tiết qua mồ hôi.
Tuy nhiên, dù nước dừa là thức uống bổ dưỡng nhưng uống phải đúng cách nếu không lại có tác dụng ngược. Mọi người cần chú ý không uống quá 1 - 2 quả dừa mỗi ngày. Uống thường xuyên nước dừa có thể gây thừa cân, nhất là với người thừa cân béo phì. Khi uống 2 quả dừa là bạn đã nạp vào 140 kcal, tức là phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút để đốt cháy số năng lượng này.
Ngoài ra, trong nước dừa lại chứa lượng đường khá cao nên cần giảm kcal ở những món khác khi đã uống nước dừa.. Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp uống nước dừa vì có thể ảnh hưởng nhiều đến huyết áp.
Các chuyên ra cũng đưa ra thêm khuyến cáo mọi người một số lưu ý khi uống nước dừa:
+ Nước dừa trong đông y thuộc âm, tức có tính giải nhiệt, làm mát, hạ huyết áp… Những người huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp, mệt tim do lạnh thì không nên dùng. Người bị tiểu đường, suy thận…uống quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng tăng kali huyết.
+ Không uống vào buổi tối: Bởi uống vào thời điểm này sẽ là cộng gộp của 3 yếu tố âm vào gồm nước dừa, nước đá và ban đêm sẽ không tốt.
+ Không vội uống nước dừa sau khi vừa làm việc nặng nhọc, vừa thi đấu thể thao: Khi uống vào sẽ giảm sức dẻo dai, chân tay buồn rũ, kém phản xạ. Nếu có dùng, mọi người chú ý uống từ từng ít một.
Theo Phương Thuận (Gia đình & Xã hội)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- 9 lợi ích sức khỏe của việc uống nước dừa trong mùa nắng nóng
- 10 lợi ích sức khỏe đáng khám phá của đậu cô ve
- 4 thực phẩm tác dụng bổ thận tráng dương
- Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư
- Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
- Ăn dưa hấu thường xuyên trong mùa nóng, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
- 1 loại quả bán rẻ ở chợ Việt là cứu tinh cho người giảm cân, lại giúp hạ đường huyết
- Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ
- 7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói
- Với chỉ 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ tái phát ung thư ruột thấp hơn tới 32%
- 3 điều bất ngờ khi bạn ăn miến thường xuyên, đây là 2 thời điểm không nên ăn miến vì gây hại dạ dày
- Bất ngờ 7 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn rau mùi