Trà lá sen thơm ngát không phải ai cũng uống được, những người những người này nên tránh cho xa
.
Công dụng của trà lá sen
Điều hòa huyết áp
Trong trà lá sen có chứa hàm lượng nuciferin sẽ giúp ổn định huyết áp, hạ huyết áp và ngăn ngừa bệnh huyết áp cao.
Giảm cân
Trà lá sen hỗ trợ tiêu giảm mỡ thừa và hàm lượng cholesterol trong máu, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.
Điều trị mỡ máu
Trà lá sen có tác dụng giảm thiểu sự ngưng tụ tiểu cầu và cải thiện tuần hoàn máu cực kỳ tốt. Việc sử dụng trà này thường xuyên sẽ giúp cơ thể giảm mỡ trong máu hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa các triệu chứng tai biến mạch máu não nên rất thích hợp sử dụng cho người cao tuổi.
Thanh nhiệt, thải độc gan
Cách giải độc cơ thể với trà lá sen là một biện pháp tự nhiên và an toàn, không đi kèm các tác dụng phụ do loại trà này có cơ chế giúp tăng cường chức năng hoạt động của gan và cân bằng cơ thể.
Điều trị stress và chứng mất ngủ
Trong trà lá sen có chứa hợp chất Alkaloid, có tác dụng an thần và hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ. Uống trà lá sen mỗi ngày sẽ giúp giải tỏa stress cùng với căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.
Những người không nên uống nước lá sen
Người suy dinh dưỡng
Người thể trạng gầy yếu, người suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy nên thay thế nước lá sen bằng các loại nước giàu dinh dưỡng khác. Uống nước lá sẽ tạo cảm giác no khiến họ giảm tiêu thụ thực phẩm. Lâu ngày sẽ khiến cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng. Người mới ốm dậy hoặc người bị bệnh sẽ lâu phục hồi.
Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt
Những người đang trong chu kỳ kinh nguyệt bị mất máu, giảm khí huyết nên cơ thể cũng bị lạnh. Những loại nước có tính ấm như nước trà gừng, trà quế sẽ có lợi cho họ hơn loại nước có tính hàn như trà lá sen.
Huyết áp thấp
Người bị huyết áp thấp không nên uống nước lá sen bởi nước lá sen có tác dụng hạ huyết áp. Chúng sẽ khiến bệnh huyết áp thấp thêm nặng và khiến tim đập bất thường.
Phụ nữ mang thai
Lá sen có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt. Điều này không tốt cho cơ địa phụ nữ mang bầu. Ngoài ra, uống nước lá sen có thể kích thích tăng nhu động ruột. Phụ nữ mang thai rất nhiều người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Nếu uống nước lá sen có thể khiến tình trạng này thêm tồi tệ. Thậm chí uống nước lá sen cũng khiến dạ con bị kích thích, điều này không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Người ở thể hàn
Người có cơ địa hàn lạnh cũng tương tự, không nên uống nước lá sen vì dễ gây tình trạng tim đập nhanh, khó ngủ. Uống ít sẽ không nhận thấy sự ảnh hưởng nhưng về lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe, có thể suy giảm ham muốn tình dục.
Lưu ý khi uống nước lá sen Mỗi ngày bạn chỉ nên uống nhiều nhất 500ml nước lá sen, có thể chia thành nhiều lần uống trong ngày. Thời điểm tốt nhất để uống nước lá sen là trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 1 tiếng. Cách uống này sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn. Những người muốn giảm cân nên uống nước lá sen trước bữa ăn. Bằng cách này bạn sẽ có cảm giác no, ăn ít thực phẩm hơn và giảm cân dễ dàng hơn. Bạn có thể dùng lá sen tươi hoặc lá sen khô để sắc nước uống. Chỉ có duy nhất 1 mùa sen trong năm nên tích trữ lá khô là cách hiệu quả nhất để bạn có nước lá sen uống quanh năm. Bí quyết để nước lá sen dễ uống hơn là hãm thêm với một chút đường phèn hoặc một chút quế. Tuy không phổ biến nhưng vẫn có trường hợp ngộ độc nước lá sen xảy ra. Một số biểu hiện của tình trạng ngộ độc nước lá sen như: Môi là lưỡi bị tê, người nôn nao, chân tay lạnh, da xanh nhợt, mồ hôi vã ra, toàn thân co giật, tim loạn nhịp, huyết áp hạ, tiêu chảy… |
Theo Thanh Huyền (Tiền Phong)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- 9 lợi ích sức khỏe của việc uống nước dừa trong mùa nắng nóng
- 10 lợi ích sức khỏe đáng khám phá của đậu cô ve
- 4 thực phẩm tác dụng bổ thận tráng dương
- Ăn món rất tốt này sai cách, tăng nguy cơ ung thư
- Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
- Ăn dưa hấu thường xuyên trong mùa nóng, chuyện gì xảy ra với sức khỏe?
- 1 loại quả bán rẻ ở chợ Việt là cứu tinh cho người giảm cân, lại giúp hạ đường huyết
- Loại rau bán rẻ nhất chợ, quý ngang nhân sâm, người Việt nên ăn thường xuyên để sống thọ
- 7 món tránh ăn uống buổi sáng khi bụng đói
- Với chỉ 2 tách cà phê mỗi ngày, nguy cơ tái phát ung thư ruột thấp hơn tới 32%
- 3 điều bất ngờ khi bạn ăn miến thường xuyên, đây là 2 thời điểm không nên ăn miến vì gây hại dạ dày
- Bất ngờ 7 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn rau mùi