CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Vì sao bạn cần cẩn trọng với chế độ ăn BRAT khi bị tiêu chảy?

BRAT là tên gọi tắt của chế độ ăn gồm 4 thành phần: chuối (banana), gạo trắng (rice), sốt táo (applesauce) và bánh mì nướng (toast). Sở dĩ chế độ ăn này được ghi nhận lại vì người ta nhận thấy chúng là những thức ăn đơn giản, lành tính, giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa đang mệt mỏi vì tiêu chảy.

Chế độ ăn BRAT có thực sự tốt cho người bị tiêu chảy?

Điều gì xảy ra khi chúng ta bị tiêu chảy?

Tiêu chảy là tình trạng hệ tiêu hóa phản ứng với các kích thích có hại cho cơ thể trong đường tiêu hóa để nhanh chóng tống khứ chúng ra ngoài. Các tác nhân đó có thể là vi khuẩn, vi sinh vật, tiền chất gây độc, hoặc một loại thức ăn không hòa hợp với đường ruột tùy thuộc từng người.

Khi bị tiêu chảy, nước và chất dinh dưỡng trong thức ăn không những không được hấp thu, ruột còn tiết thêm nước để làm loãng phân và tăng đại tiện. Do đó khi bị tiêu chảy, cơ thể nằm trong nguy cơ cạn kiệt nước và chất dinh dưỡng.

Vì sao bạn cần cẩn trọng với chế độ ăn BRAT khi bị tiêu chảy?

Chế độ ăn BRAT được khuyên áp dụng vào ngày thứ hai sau 24 giờ đầu tiêu chảy, khi hệ tiêu hóa đã vượt qua giai đoạn kịch tính, ngừng nôn và có thể dần hấp thu trở lại.

Chuối chín cung cấp nhiều kali, vốn bị hao hụt nghiêm trọng khi bị tiêu chảy. Kali là chất điện giải quan trọng với hệ thần kinh, hoạt động co cơ, điều hòa nhịp tim, ổn định nồng độ natri trong máu, cân bằng huyết áp. Chuối và sốt táo chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình thải phân. Gạo trắng và bánh mì cũng là những loại thức ăn chủ yếu gồm tinh bột, giúp hệ tiêu hóa dần quay về nhịp điệu hoạt động bình thường.

Ngoài những tác dụng kể trên, giá trị dinh dưỡng của chế độ ăn BRAT rất thấp: cung cấp ít hơn 300 kcal, chỉ 70% protein và 80% chất béo và rất ít các chất dinh dưỡng khác. Hiện nay, chế độ ăn BRAT đã được khuyến cáo không phù hợp với trẻ nhỏ và không nên áp dụng nhiều ngày với người lớn.

 

Mặc dù chế độ ăn BRAT áp dụng trong những ngày đầu tiên bị tiêu chảy có thể xoa dịu đường ruột và hệ tiêu hóa của bạn nhưng nếu áp dụng lâu dài, cơ thể bạn sẽ bị thiếu chất và khó phục hồi sức khỏe sau giai đoạn tiêu chảy.

Một chế độ ăn BRAT được hiểu theo nghĩa rộng

Dựa trên những ưu và nhược điểm của chế độ ăn BRAT, lời khuyên ăn gì khi bị tiêu chảy được tóm tắt ngắn gọn: ăn những món lành tính cho hệ tiêu hóa đang nhạy cảm, bù những chất đã mất và ăn đủ dinh dưỡng để cơ thể hồi phục. Dưới đây là gợi ý nên và không nên ăn khi đang bị tiêu chảy:

Tránh những thức ăn, đồ uống kích thích đường ruột:

cẩn trọng với chế độ ăn brat khi bị tiêu chảy

  • Cà phê, rượu, nước uống có ga
  • Đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh
  • Thuốc lá
  • Thức ăn béo, món ăn chiên xào
  • Thức ăn, đồ uống gây đầy hơi
  • Sữa tươi
  • Các loại hạt, trái cây tươi, rau sống, ngũ cốc nguyên hạt

Nên ăn những thức ăn chứa nhiều:

  • Pectin: chuối, sốt táo, sữa chua
  • Kali: chuối, khoai tây nấu chín
  • Natri (muối): nước canh, nước hầm thịt (đã loại bỏ mỡ béo)
  • Protein: thịt heo, gà đã bỏ da và mỡ, trứng nấu chín kỹ, súp miso, trà kombucha
  • Chất xơ: rau quả nấu chín (tránh họ bắp cải gây đầy hơi)
  • Probiotics: các lợi khuẩn đường ruột, đã bị “càn quét” do tiêu chảy; lợi khuẩn nên được bổ sung khi đã gần khỏi hẳn tiêu chảy.

Cần lưu ý những thức ăn trên chỉ được sử dụng khi cơ thể sẵn sàng tiếp nhận trở lại, thường là sau 6 giờ đầu tiêu chảy (chỉ nên dùng thức ăn dạng nước) và tăng dần khi qua ngày thứ hai. Ngay khi bắt đầu tiêu chảy, bù đắp liên tục lượng nước và chất điện giải bị mất bằng nước trắng, dung dịch điện giải là điều cấp thiết nhất. Nếu bạn bị tiêu chảy không thuyên giảm trong 48 giờ, có biểu hiện sốt cao hoặc mất nước nặng, cần gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Theo Hellobacsi

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS