Xét nghiệm HIV có cần nhịn ăn?
Khi xét nghiệm HIV, người làm xét nghiệm không cần phải nhịn ăn, mà nên tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục trước khi đến làm xét nghiệm, không cạo lột các sang thương, vết loét, không thoa thuốc hay gel gì lên vùng bị loét.
1. Xét nghiệm HIV là gì?
Xét nghiệm HIV bao gồm một số xét nghiệm về máu hoặc dịch trong cơ thể để xác định xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không.
Hầu như không thể phát hiện nhiễm HIV ngay lập tức mà cơ thể bạn cần phải có thời gian để tạo ra kháng thể hoặc lượng virus đủ để phát triển. Bạn có thể mất khoảng 3–6 tháng trước khi nhận được kết quả dương tính với HIV. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu xét nghiệm sớm có thể sẽ cho kết quả giả.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến nghị tất cả mọi người từ 13–64 tuổi nên thực hiện xét nghiệm HIV ít nhất một lần. Nếu chẳng may nhiễm virus HIV, phát hiện sớm sẽ giúp chuẩn bị tinh thần điều trị tốt hơn đồng thời có những biện pháp đề phòng lây truyền HIV cho người khác.
2. Xét nghiệm HIV có cần nhịn ăn?
Với vấn đề đi xét nghiệm HIV có cần nhịn ăn không? Theo các bác sĩ chuyên khoa bệnh xã hội cho biết, xét nghiệm HIV thường dựa vào xét nghiệm tìm kháng nguyên, kháng thể của các loại virus, hoặc tìm sự hiện diện của vi khuẩn trong máu, trong sang thương. Do đó, người xét nghiệm không cần phải nhịn ăn.
Trước khi đi khám, người làm xét nghiệm HIV nên:
- Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục trước khi đến làm xét nghiệm;
- Không cạo lột, các sang thương, vết loét;
- Không thoa thuốc hay gel gì lên vùng bị loét;
- Ăn uống đầy đủ, không cần nhịn ăn.
Bên cạnh đó, điều quan trọng hơn hết để có kết quả xét nghiệm HIV chính xác người bệnh cần xét nghiệm HIV đúng thời điểm như sau:
- Lần đầu cần thực hiện xét nghiệm sau 3 tháng kể từ sau khi thực hiện hành vi có nguy cơ lây nhiễm.
- Xét nghiệm lần 2 sau 6 tháng kể từ khi thực hiện hành vi có nguy cơ lây nhiễm (không được thực hiện bất cứ hành vi nguy cơ nào thì kết quả xét nghiệm mới có giá trị).
3. Điều trị HIV như thế nào?
Các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng virus để kiểm soát virus HIV ở hầu hết mọi người.
Hầu hết những người nhiễm HIV cần uống thuốc theo thời gian quy định mỗi ngày và làm theo tất cả các hướng dẫn của bác sĩ về điều trị. Bởi vì bệnh HIV có thể trở nên xấu hơn nếu bạn bỏ hoặc ngưng dùng thuốc.
Nếu có bất kỳ tác dụng phụ hoặc vấn đề nào khi sử dụng thuốc hãy thông báo với bác sĩ của điều trị của mình.
Theo vinmec.com
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người