CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Yến sào bổ đến mấy cũng hóa "thuốc độc" với những người sau

Trong Đông y, yến sào là vị thuốc thuộc tính bình,vị ngọt, có tác dụng tốt với các kinh phế và vị, giúp dưỡng âm bổ phế, trừ ho, tiêu đàm, định suyễn,… Thế nhưng, có những người không nên dùng yến sào vì sẽ mang lại tác dụng ngược, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cũng như cơ thể.

Yến sào bổ đến mấy cũng hóa "thuốc độc" với những người sau - 1

Công dụng của yến sào

Trong thành phần yến sào chứa hơn 18 loại axit amin một số có hàm lượng rất cao như aspartic Acid, Serine, Tyrosine, Leucine… là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hoặc chất độc hại.

Yến sào còn giàu canxi và sắt, mangan, brôm, đồng, kẽm, crôm, …đây là đều là những nguyên tố rất cần thiết cho cơ thể.

Tác dụng thúc đẩy quá trình khôi phục sức khỏe cho người mới ốm dậy, sau phẫu thuật cũng như suy yếu lâu năm.

Bồi bổ cho cơ thể bằng các chất dinh dưỡng cần thiết mà các loại thực phẩm thông thường khác không có được, giúp cơ thể có thể phát triển và hồi phục một cách nhanh và an toàn nhất.

Tăng cường sinh lực cho cả nam và nữ, gìn giữ nét xuân cho phái đẹp, ngăn ngừa lão hóa

Yến sào còn có chức năng lọc phổi, tiêu đàm. Đây là chức năng cực kỳ cần thiết cho những người bị bệnh hen suyễn lâu năm.

Yến sào có chức năng hiệu quả giúp khung xương khỏe và săn chắc hơn, chống còi xương ở trẻ nhỏ và hỗ trợ hồi phục chức năng xương khớp ở người già

Giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn suy dinh dưỡng, tăng sức đề kháng miễn dịch

Tuy yến sào có rất nhiều công dụng và rất tốt cho sức khỏe nhưng nó lại đại kị đối với một số người gặp một số vấn đề về sức khỏe sau.

Yến sào bổ đến mấy cũng hóa "thuốc độc" với những người sau - 2

Những người không nên sử dụng yến sào

Người mắc các chứng viêm gan vàng da, viêm nhiễm ngoài da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, ho nhiều đàm loãng và trong,… Những người này không thể sử dụng các món ăn nhiều chất đạm và giàu dinh dưỡng như yến vì sẽ làm bệnh trở nên nặng hơn.

Người bị cảm mạo, phong nhiệt, phong hàn, tỳ vị hư, ăn không tiêu, sốt thực nhiệt, bụng đầy chướng,… cũng là đối tượng không nên yến vì lúc này, quá trình chuyển hoá của cơ thể rất kém, ăn yến không những làm họ không thể hấp thu được chất dinh dưỡng mà còn làm bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Phụ nữ mang thai chỉ nên dùng tổ yến khi em bé được 5 tháng tuổi trở lên. Vì lúc này thai nhi đã ổn định và mẹ với bé đều cần bổ sung nhiều dưỡng chất vào giai đoạn này.

Trẻ em lớn hơn 7 tháng tuổi, tốt nhất là trên 1 tuổi thì ba mẹ mới nên cho con ăn yến sào. Vì nếu cho con ăn lúc bé quá lại không tốt chút nào, bởi lúc đó hệ tiêu hoá của con chưa phát triển hoàn thiện, trẻ không thể hấp thu hết chất dinh dưỡng có trong yến được.

Những sai lầm khi dùng yến

Dùng tổ yến với liều lượng cao và tần suất dày đặc, do tâm lý muốn yến phát huy tác dụng nhanh chóng là một ý nghĩ sai lầm. Yến sào rất giàu giá trị dinh dưỡng. Khi cơ thể không thể hấp thụ hết dưỡng chất có trong yến sẽ gây lãng phí. Thậm chí là phản tác dụng do bị thừa chất. Hơn nữa, sử dụng quá liều lượng còn dễ gây lạnh bụng, tiêu chảy vì yến có tính hàn.

Sử dụng quá nhiều lần hay thỉnh thoảng mới dùng tổ yến cũng là sai lầm. Cả 2 cách trên đều gây lãng phí. Một khi đã sử dụng, bạn nên sử dụng thường xuyên với liều lượng nhỏ để đảm bảo phát huy tác dụng. Dùng tổ yến phải lâu dài mới thấy được hết công dụng của tổ yến.

Bên cạnh đó thì việc chưng yến quá lâu hay dùng tùy tiện vào các thời điểm trong ngày. Cũng là một trong những sai lầm khi dùng tổ yến mà người dùng hiện nay đang mắc phải. Khiến công dụng của tổ yến bị hạn chế, thậm chí là phản tác dụng.

Theo Thanh Huyền  (Tiền Phong)

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS