40 năm sau ca HIV đầu tiên, cuộc chiến đang bị cản trở bởi dịch Covid-19
Ngày 5/6 là ngày tròn 40 năm ca HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện tại Mỹ. Kể từ đó, hơn 700.000 người tại Mỹ đã chết vì dịch bệnh này. Mặc dù y học thế giới có nhiều tiến bộ, làm thay đổi đáng kể việc chẩn đoán, điều trị, giúp kéo dài cuộc sống của người nhiễm HIV nhưng đến nay chưa có phương pháp cứu chữa.
Nhân dịp này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu quốc hội duyệt chi 670 triệu USD để hỗ trợ chống HIV/AIDS, trong đó ưu tiên tăng cường điều trị, đảm bảo tiếp cận công bằng trong điều trị.
Một số nhà nghiên cứu tin rằng, dịch Covid-19 đang ảnh hưởng tới cuộc chiến chống HIV, lấy đi các nguồn lực như tài chính và nhân viên y tế. Các chuyên gia cảnh báo, Mỹ có thể sớm chứng kiến sự gia tăng trở lại số ca HIV và nước này khó có thể hoàn thành chiến dịch thanh toán HIV/AIDS vào năm 2030 như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng công bố vào năm 2019.
Trên toàn cầu, những thành tựu trong công tác phòng chống AIDS có thể bị đảo ngược do dịch Covid-19 làm gián đoạn việc xét nghiệm và chăm sóc bệnh nhân HIV.
Theo VOV
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người