Áp dụng phương pháp xét nghiệm đơn giản để phát hiện sớm bệnh lao ở trẻ em và người nhiễm HIV
Trong năm 2021, Chương trình Chống lao Quốc gia, Hội chống lao Hoàng gia Hà Lan (KNCV) đã xây dựng kế hoạch triển khai mở rộng xét nghiệm Xpert MTB/RIF (Ultra) với mẫu phân giai đoạn 2021-2023; cập nhật tài liệu hướng dẫn, tổ chức tập huấn triển khai thường quy xét nghiệm Xpert MTB/RIF với mẫu phân. Đồng thời, chương trình tiếp tục theo dõi và hỗ trợ kỹ thuật 11 đơn vị (10 bệnh viện tham gia thí điểm năm 2020 và Bệnh viện Phổi Hải Phòng) tiếp tục triển khai thường quy xét nghiệm Xpert với mẫu phân từ ngày 1/1/2021.
Trong năm 2021, số lượng xét nghiệm Xpert với mẫu phân tại 11 đơn vị được thực hiện rất hạn chế do phần lớn các đơn vị này thuộc tuyến Trung ương có khả năng lấy được mẫu bệnh phẩm hô hấp (dịch dạ dày…) và thói quen chỉ định đối với mẫu bệnh phẩm hô hấp của các bác sỹ lâm sàng. Ngoài ra, các đợt bùng phát dịch COVID-19 xảy ra liên tục trong năm 2021 cũng làm số lượng bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em đến các cơ sở khám chữa bệnh lao giảm đáng kể.
Phương pháp xử lý mẫu phân đơn giản một bước (KNCV’s Simple One Step stool method (KNCV SOS) do Hội chống lao hoàng gia Hà Lan phát triển là một phương pháp đơn giản, không mất thêm chi phí, được sử dụng để xử lý mẫu phân cho xét nghiệm Xpert MTB/RIF. Phương pháp này đã được triển khai thí điểm tại 10 bệnh viện tuyến Trung ương, tỉnh và Trung tâm Y tế quận, huyện trong năm 2020.
Kết quả thí điểm cho thấy, tỷ lệ phù hợp của kết quả xét nghiệm Xpert sử dụng cartridge Xpert Ultra giữa mẫu bệnh phẩm hô hấp (đờm, dịch hút phế quản, dịch dạ dày) và mẫu bệnh phẩm phân lên tới 94,4% đối với trẻ em; 91,7% đối với người nhiễm HIV.
Độ nhậy và độ đặc hiệu của xét nghiệm Xpert Ultra của mẫu bệnh phẩm phân so so sánh với mẫu bệnh phẩm hô hấp (đờm, dịch hút phế quản, dịch dạ dày) tương ứng là 93,6% đối với trẻ em và 79,7% - 95,0% đối với người HIV.
Phương pháp xử lý mẫu phân đơn giản một bước giúp cho xét nghiệm Xpert MTB/RIF (Ultra) đến gần hơn với người bệnh, đặc biệt là trẻ em tại tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- TP.HCM: Đề xuất mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS
- Rào cản do kỳ thị HIV/AIDS: Biết dương tính là cắt liên lạc với y tế
- 'Hình thái lây nhiễm HIV ở Việt Nam thay đổi'
- Thách thức khi nghiên cứu vaccine HIV
- 9,2 triệu người trên thế giới đang mang virus HIV
- Để mẹ nhiễm HIV sinh con khỏe mạnh
- Việt Nam đánh giá về HIV kháng thuốc
- Nhiều bạn trẻ hiểu sai lệch về HIV
- HIV/AIDS, bệnh mãn tính được khám, chữa bệnh từ xa
- Các nhà khoa học tuyên bố có thể cắt vi rút HIV khỏi tế bào
- Thêm hy vọng để chữa HIV sau khi người thứ 7 'khỏi bệnh'
- Đoàn lô tô Sài Gòn Tân Thời và nhiều nghệ sĩ tiếp bước đến trường cho trẻ ảnh hưởng bởi HIV/AIDS