Chi phí cao là rào cản khi tiếp cận PrEP ngăn ngừa HIV
Cảnh báo này bắt nguồn từ một phân tích giá cả theo dõi khoảng 2,6 triệu đơn thuốc PrEP được bán từ năm 2014 đến năm 2018. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong khung thời gian đó, giá PrEP (vốn đã cao) tăng trung bình 5% mỗi năm.
Tiến sĩ Nathan Furukawa, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, tác giả nghiên cứu giải thích: Dự phòng trước phơi nhiễm hay PrEP, là khi những người có nguy cơ nhiễm HIV dùng thuốc để ngăn ngừa HIV. PrEp lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2012. Chế độ dùng thuốc này yêu cầu uống một viên thuốc duy nhất một lần mỗi ngày (tên thương hiệu Truvuda), mặc dù viên thuốc này thực sự kết hợp hai loại thuốc kháng virus. Theo CDC, lựa chọn thứ hai là descovy cũng được chấp thuận cho PrEP, mặc dù vẫn chưa rõ liệu nó có bảo vệ đặc biệt phụ nữ khi giao hợp qua đường âm đạo hay không.
Nhưng điểm mấu chốt là PrEP là có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa HIV qua đường tình dục hoặc tiêm chích ma túy khi được sử dụng một cách thường xuyên. Nếu có đủ số người có nguy cơ nhiễm HIV dùng PrEP, chúng ta có thể ngăn chặn các ca nhiễm HIV mới và chấm dứt đại dịch HIV. TS Furukawa nhấn mạnh.
TS Furukawa và các đồng nghiệp đã mô tả việc áp dụng rộng rãi PrEP là "trụ cột cơ bản" trong nỗ lực kiềm chế HIV ở những người dễ bị tổn thương nhất, bao gồm cả nam giới đồng tính và lưỡng tính và những người sử dụng ma túy. Nhưng chỉ có khoảng 18% người Mỹ được coi là có nguy cơ cao đối với HIV đã chấp nhận PrEP tính đến năm 2018. Và những phát hiện mới nhất cho thấy rằng chi phí quá cao của nó có thể là nguyên nhân rào cản cho việc tiếp cận này.
Các nhà điều tra nhận thấy rằng từ năm 2014 đến năm 2018, số lượng người Mỹ bắt đầu sử dụng PrEP đã tăng lên đáng kể, tăng từ khoảng 20.000 lên gần 205.000. Tuy nhiên, cùng lúc đó, chi phí cung cấp 30 viên trong một tháng đã tăng từ 1,350 đô la lên 1,638 đô la, các tác giả nghiên cứu lưu ý.
TS Furukawa cho biết, mặc dù các công ty bảo hiểm chi trả khoảng 94% chi phí thuốc PrEP, nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các chi phí tự trả còn lại, vì chi phí thuốc là rất lớn. Trong nghiên cứu, chi phí tự trả tăng gần 15% một năm. Tiền chi trung bình tăng từ 54 đô la một tháng vào năm 2014 lên 94 đô la một tháng vào năm 2018.
TS Furukawa cũng thừa nhận rằng có những trở ngại khác đối với việc tiếp cận với PrEP ngoài chi phí, bao gồm thiếu nhận thức và không đủ khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, ông cho rằng giảm chi phí thuốc có thể là một yếu tố quan trọng để thu hút nhiều người hơn. Suy nghĩ này cũng được bác sĩ Michael Horberg, phó giám đốc y tế và giám đốc phòng chống HIV / AIDS và STD tại Viện quản lý chăm sóc Kaiser Permanente ở Rockville, Md tán thành. BS Horberg cho biết: Trong khi các chương trình hỗ trợ thuốc luôn sẵn có, chi phí dược phẩm luôn là mối quan tâm lớn trong y tế dự phòng. Nhưng chi phí PrEP có thể sẽ giảm trong những năm tới, khi một phiên bản Truvada chung rẻ hơn được tung ra thị trường.
Theo Bích Ngọc (suckhoedoisong.vn)
(Theo Drug 9/2020)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người