CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV

HIV

Là một bệnh truyền nhiễm phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể nên người nhiễm HIV dễ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Bệnh diễn biến qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm khác nhau. Việc nhận biết sớm triệu chứng của bệnh giúp cho việc điều trị và phòng chống lây nhiễm HIV hiệu quả hơn.

1. Hành vi có nguy cơ phơi nhiễm HIV

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ phơi nhiễm HIV nếu:

  • Bị kim đâm khi làm thủ thuật y tế hay khi lấy máu làm xét nghiệm;
  • Bị dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm và tạo vết thương chảy máu;
  • Bị tổn thương qua da do chất dịch hay các ống đựng máu của người bệnh HIV bị vỡ đâm vào;
  • Chất dịch hoặc máu của người có HIV bắn vào vùng da tổn thương hay vào mắt, mũi, họng;
  • Quan hệ tình dục với nhiều người và người nhiễm HIV;
  • Đã từng bán dâm và được chẩn đoán hoặc điều trị một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Được chẩn đoán hoặc điều trị lao, viêm gan.

Tăng nhịp tim khi quan hệ tình dục

Nguy cơ phơi nhiễm HIV khi quan hệ tình dục với người mắc HIV

2. Diễn biến tự nhiên của nhiễm HIV

Bạn có thể nhận biết mình có bị nhiễm HIV hay không bằng cách xét nghiệm HIV hoặc dựa vào sự tiến triển của HIV theo từng giai đoạn.Vậy HIV tiến triển thế nào? Theo đó, HIV tiến triển theo 3 giai đoạn.

2.1. Giai đoạn sơ nhiễm

Sau khi một người lành tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV qua vết trầy xước hay niêm mạc, virus HIV xâm nhập và bắt đầu nhân rộng với số lượng lớn. Diễn biến của HIV giai đoạn này là xuất hiện các hiện tượng viêm, sưng. Nhưng không phải ai nhiễm HIV cũng xuất hiện những triệu chứng này. Các xét nghiệm sàng lọc thông thường cũng không xác định được bệnh nên giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn “cửa sổ”.

Trong khoảng 2 đến 4 tuần sau khi phơi nhiễm, người bệnh có thể gặp các triệu chứng giống như:

  • Cảm cúm, có thể là sốt nhẹ, khoảng 37,5 - 38,5 độ C ngay sau khi bị nhiễm. Triệu chứng này kéo dài khoảng một tháng.
  • Người bệnh cũng có thể bị đau đầu, suy nhược, sưng hạch đặc biệt ở cổ và bẹn sau khi nhiễm từ 2 - 4 tuần.
  • Người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi và buồn ngủ, thường cảm thấy đau cơ, khớp hoặc buồn nôn, tiêu chảy do phản ứng của hệ miễn dịch.

HIV có thể lây truyền sang người khác trong giai đoạn này.

HIV giai đoạn cửa sổ

HIV giai đoạn “cửa sổ

2.2. Giai đoạn không triệu chứng

Diễn biến của HIV ở giai đoạn này có thể không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào, nhưng thực chất virus HIV vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, ngay cả chính bản thân người bệnh nếu chưa xét nghiệm máu cũng không thể biết mình mắc bệnh.

Những người phát hiện nhiễm bệnh và sử dụng thuốc đúng cách có thể trì hoãn diễn biến của HIV ở giai đoạn này trong nhiều thập kỷ vì thuốc có thể kìm hãm virus tấn công cơ thể.

Tuy nhiên, với những người không sử dụng thuốc điều trị HIV, giai đoạn này có thể kéo dài từ 10 năm hoặc dài hơn và bệnh sẽ tiến triển nhanh hơn.

HIV vẫn có thể lây truyền sang người khác trong giai đoạn này.

2.3. Giai đoạn có triệu chứng

Ở những giai đoạn này, số lượng virus tiếp tục tăng lên nhanh chóng, tấn công, tiêu diệt các tế bào của hệ miễn dịch mạnh mẽ và làm suy yếu cơ thể. Giai đoạn này thường kéo dài không quá 2 năm, có một số thuốc được dùng nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống thêm một thời gian ngắn, còn không thể hoàn toàn điều trị dứt bệnh.

Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này gồm:

  • Giảm cân nhưng không tìm thấy nguyên nhân nếu chưa xét nghiệm máu.
  • Người bệnh có thể bị loét miệng, phát ban sẩn ngứa, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên tái phát như: viêm xoang hoặc viêm tai.
  • Hạch nổi toàn thân kèm theo sốt .
  • Xuất hiện hiện tượng tiêu chảy kéo dài đến hơn một tháng.
  • Hệ miễn dịch bị tàn phá gần hết nên người bệnh dễ dàng tử vong vì các nhiễm trùng cơ hội như viêm màng não, viêm phổi, viêm ruột hoặc ung thư hạch...

Là bệnh không có thuốc đặc trị nên việc điều trị chỉ kéo dài tuổi thọ của người bệnh, do vậy việc tìm hiểu các giai đoạn và diễn biến của HIV giúp hỗ trợ tích cực trong việc tìm ra phương hướng và biện pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.

Theo vinmec.com

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS