Định hình lồng ghép PrEP vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu
Ở nước ta, PrEP được triển khai thí điểm từ năm 2017 và mở rộng đến nay, đã triển khai tại 242 cơ sở điều trị PrEP ở 29 tỉnh, thành phố với mô hình công, tư kết hợp cung cấp dịch vụ, đã điều trị lũy tích được hơn 83.000 bệnh nhân. Hiện có gần 39.000 bệnh nhân đang sử dụng PrEP và Việt Nam trở thành quốc gia triển khai PrEP tốt nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Tại Hội nghị IAS lần thứ 12 về Khoa học HIV mới đây, các nhà khoa học cũng nhận định, mặc dù số ca nhiễm HIV mới hàng năm đã giảm 32% kể từ năm 2010, nhưng chúng ta vẫn còn kém xa so với mục tiêu phòng ngừa năm 2025, với dự kiến 1,2 triệu ca nhiễm mới vào năm 2025, gấp ba lần mục tiêu toàn cầu.
PrEP có thể ngăn ngừa lây nhiễm HIV tới hơn 90% qua đường tình dục.
Để đáp ứng các mục tiêu phòng ngừa vào năm 2030, chúng ta cần thực hiện công tác phòng chống HIV, bao gồm cả điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), phù hợp hơn và dễ tiếp cận hơn đối với những người cần nó bằng cách chuyển sang đóng gói PrEP bền vững trong chăm sóc sức khỏe ban đầu toàn diện.
Việc tích hợp PrEP trong các lĩnh vực dịch vụ (từ sức khỏe sinh sản và tình dục và giảm tác hại đến sức khỏe tâm thần và chăm sóc khẳng định giới tính), phù hợp với thanh thiếu niên và thanh niên, người chuyển giới và người sử dụng ma túy; mô hình hóa các dịch vụ PrEP tích hợp, bao gồm cả các sản phẩm PrEP thế hệ tiếp theo và lập chiến lược về cách chính phủ, nhà tài trợ, cơ quan quy định, khu vực tư nhân và cộng đồng có thể cùng nhau hướng dẫn trong lĩnh vực mới này của các dịch vụ PrEP tích hợp, đáp ứng khách hàng.
Việt Nam có thể nhanh chóng mở rộng quy mô chương trình PrEP với sự hỗ trợ mạnh mẽ của mạng lưới CBO (Nhóm tiếp cận cộng đồng). Đây là cánh tay nối cho nhân viên y tế trong việc kết nối, giới thiệu các khách hang tiếp cận dịch vụ PrEP; hỗ trợ tuân thủ và duy trì cho khách hang.
Sự đa dạng của các mô hình PrEP và cải tiến mới, phòng khám do cộng đồng làm chủ là một trong những mô hình hiệu quả. Hơn 50% khách hàng đang nhận dịch vụ PrEP tại các phòng khám do cộng đồng đứng đầu.
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ PrEP được thực hiện thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật liên tục cho từng địa điểm như: Truyền thông tạo nhu cầu về PrEP, áp dụng cách tiếp cận mới với các quần thể trọng điểm, đa dạng về loại hình truyền thông như: Offline, online/mạng xã hội (Facebook, twisters, Grinder, Tiktok….), phát triển ứng dụng cho PrEP và nhóm khách hàng đích.
Các chuyên gia nhận định, kết hợp PrEP với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu như một lộ trình để đạt được các mục tiêu phòng chống HIV và bao phủ sức khỏe toàn dân vào năm 2030.
Chia sẻ tại phiên họp bên lề Hội nghị IAS lần thứ 12 về Khoa học HIV, PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cho biết, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai và duy trì các mô hình PrEP, huy động sự tham gia của hệ thống nhà thuốc và triển khai thuốc tiêm kéo dài PrEP...
Theo suckhoevadoisong
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người