EU 'bật đèn xanh' cho liệu pháp điều trị HIV mới

Người nhiễm HIV có thể được tiêm hai loại thuốc kháng virus (ARV) là rilpivirine và cabotegravir vài tháng một lần, thay vì phải uống hàng ngày. Ảnh minh họa: ewn.co.za
Người nhiễm HIV có thể được tiêm hai loại thuốc kháng virus (ARV) là rilpivirine và cabotegravir vài tháng một lần, thay vì phải uống hàng ngày để làm chậm lại sự phát triển của virus như trước. Trong một tuyên bố, EMA nêu rõ đây là hai loại thuốc kháng virus đầu tiên được chuyển công thức sang dạng tiêm. Điều này đồng nghĩa với việc thay vì uống thuốc hàng ngày, bệnh nhân sẽ được tiêm vào bắp hàng tháng hoặc hai tháng một lần. Những khuyến nghị về việc cho phép quảng bá thuốc của EMA sẽ cần được Ủy ban châu Âu (EC) thông qua trước khi thuốc được phép kê đơn tại 27 nước thành viên trong khối.
Việc điều trị HIV là quá trình kéo dài cả đời, những người quên uống thuốc hàng ngày sẽ đối mặt với nguy cơ bị virus làm suy yếu, thậm chí là kháng thuốc, cần tới phương pháp điều trị tốn kém hơn. Thuốc tiêm rilpivirine và cabotegravir sẽ có nhãn hiệu là Rekambys và Vocabria. EMA cho biết hai loại thuốc này sẽ phối hợp chặn khả năng sinh sôi của virus. Theo EMA, liệu pháp tiêm thuốc kháng virus là bước tiến lớn khi giúp giảm bớt gánh nặng của việc phải uống thuốc hàng ngày cho bệnh nhân.
Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy khoảng 38 triệu người trên toàn thế giới đang phải sống chung với HIV vào năm 2019, trong đó có 2,3 triệu người tại châu Âu. Hiện vẫn chưa có thuốc chữa HIV, song các loại thuốc kháng virus có thể giúp kiểm soát lượng virus, ngăn ngừa nguy cơ truyền bệnh và giúp bệnh nhân sống lâu hơn.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- TP.HCM: Đề xuất mua bảo hiểm y tế miễn phí cho người nhiễm HIV/AIDS
- Rào cản do kỳ thị HIV/AIDS: Biết dương tính là cắt liên lạc với y tế
- 'Hình thái lây nhiễm HIV ở Việt Nam thay đổi'
- Thách thức khi nghiên cứu vaccine HIV
- 9,2 triệu người trên thế giới đang mang virus HIV
- Để mẹ nhiễm HIV sinh con khỏe mạnh
- Việt Nam đánh giá về HIV kháng thuốc
- Nhiều bạn trẻ hiểu sai lệch về HIV
- HIV/AIDS, bệnh mãn tính được khám, chữa bệnh từ xa
- Các nhà khoa học tuyên bố có thể cắt vi rút HIV khỏi tế bào
- Thêm hy vọng để chữa HIV sau khi người thứ 7 'khỏi bệnh'
- Đoàn lô tô Sài Gòn Tân Thời và nhiều nghệ sĩ tiếp bước đến trường cho trẻ ảnh hưởng bởi HIV/AIDS