CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Hai bức tranh tương phản trong lòng nước Mỹ vì biến chủng Delta

Giới chức y tế liên bang Mỹ cho biết trong tháng này, biến chủng Delta siêu lây nhiễm đã chiếm hơn một nửa số ca mắc mới ở Mỹ, New York Times đưa tin.

Tại một số bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp như Arkansas, Missouri, Texas hay Nevada, số ca mắc và ca nhập viện đều có xu hướng gia tăng. Trên toàn quốc, số liệu dịch tễ đang ở mức thấp nhất, song lại tăng trở lại trong thời gian gần đây.

 
Du khách tại sân bay Miami, Mỹ. Ảnh: Reuters.
  •  
My truoc bien chung Delta anh 1

Du khách tại sân bay Miami, Mỹ. Ảnh: Reuters.

 

Trước tình hình dịch bệnh, chính quyền Tổng thống Joe Biden càng quyết tâm thực hiện chiến dịch tiêm chủng toàn dân. Đối với nhiều chuyên gia, biến chủng Delta đã làm nổi bật sự khác biệt của hai cộng đồng ở Mỹ: Cộng đồng tiêm chủng và không tiêm chủng.

Song các nhà khoa học cho rằng ngay cả khi dịch bệnh lây lan nhanh, Mỹ sẽ không phải chứng kiến những số liệu đau thương như năm ngoái. Người dân nước này cũng không cần tiêm bổ sung vaccine ngừa Covid-19 để chống lại biến chủng Delta.

Hai số phận

Các nhà khoa học dự đoán khả năng dịch bệnh sẽ bùng phát trong các cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Đây là viễn cảnh dễ thấy vì nỗ lực tiêm chủng ở Mỹ đang được thực hiện không đồng đều.

Nhìn chung, miền Tây và Đông Bắc ở Mỹ có tỷ lệ tiêm chủng tương đối cao. Trong khi đó, các khu vực ở miền Nam lại có tỷ lệ tiêm chủng thấp. “Hai nước Mỹ” là cách mà cố vấn y tế hàng đầu Anthony Fauci miêu tả hai cộng đồng khác biệt này.

Trên thực tế, những tiểu bang bỏ phiếu cho Tổng thống Joe Biden có tỷ lệ tiêm chủng cao hơn các bang bỏ phiếu cho cựu Tổng thống Donald Trump. Ngoài ra, những người theo đảng Cộng hòa cũng có xu hướng không tiêm chủng cao hơn những người theo đảng Dân chủ.

 
Các bác sĩ chữa trị cho một bệnh nhân Covid-19. Ảnh: New York Times.
  •  
  •  
My truoc bien chung Delta anh 2

Các bác sĩ chữa trị cho một bệnh nhân Covid-19. Ảnh: New York Times.

Nhà virus học Kristian Andersen từ Viện Nghiên cứu Scripps ở San Diego cho biết: “Tôi không nghĩ chúng ta gặp phải tình trạng ‘vỡ trận’ như trước đó. Song những cụm dịch sẽ xuất hiện ở các tiểu bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp”.

Dữ liệu từ hệ thống y tế công của Anh cho thấy biến chủng Delta có mức độ lây nhiễm cao hơn 60% so với biến chủng Alpha. Delta còn thích ứng và chống lại một số biện pháp miễn dịch, thậm chí khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Nhà dịch tễ học Bill Hanage từ Trường Y tế Công Harvard cho rằng khả năng lây lan là điều làm Delta trở nên nguy hiểm. Lần đầu được tìm thấy ở Ấn Độ, biến chủng Delta đã phát tán tới Anh và 104 quốc gia khác. Tại Mỹ, cả 50 tiểu bang đều phát hiện biến chủng này.

“Thực tế là Delta đã xuất hiện và chiếm ưu thế rất nhanh. Ở miền trung nước Mỹ, khu vực ít tiêm chủng, Delta có thể thắng thế vì khả năng lây nhiễm cao”, ông Hanage nói.

Điều này có nghĩa là các chiến lược chống dịch trước đó có thể bị Delta làm vô hiệu hóa. Như vậy, Mỹ có nguy cơ đối mặt với nhiều đợt bùng phát dịch nhỏ lẻ trong tương lai.

Tại Mỹ, gần 60% người trưởng thành đã được tiêm chủng đầy đủ. Ngay cả Mississippi, tiểu bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất, khoảng 43% người dân đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Nỗ lực này giúp số ca tử vong mỗi ngày vì Covid-19 giảm đáng kể.

Song đối với các cộng đồng có tỷ lệ tiêm chủng dưới 30%, số ca mắc mới vẫn tăng nhanh. Nhiều chuyên gia dự đoán số liệu dịch tễ còn tiếp tục tăng khi mùa đông đến gần và người dân ở nhà nhiều hơn, tạo điều kiện cho các cụm dịch nhỏ lẻ.

 
Một nhà hàng ăn tối tại thành phố San Diego, Mỹ. Ảnh: New York Times.
  •  
  •  
My truoc bien chung Delta anh 3

Một nhà hàng ăn tối tại thành phố San Diego, Mỹ. Ảnh: New York Times.

Nếu nhiều người trong cộng đồng mắc Covid-19, ngay cả những người đã tiêm chủng cũng có nguy cơ tái nhiễm. Điều này sẽ phá hỏng mục tiêu chấm dứt đại dịch của Mỹ.

Chuyên gia về gene Stacia Wyman từ Đại học California, Berkeley, cho biết: “Khi bạn có một số lượng cá thể chưa tiêm chủng, vaccine sẽ không thực sự hiệu quả. Chính môi trường này tạo điều kiện cho Delta phát triển”.

Tiêm chủng có chiến lược

Biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh và gây ra nhiều đợt bùng phát mới trên toàn cầu. Trước tình hình này, nhiều quốc gia phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế để phòng chống dịch bệnh.

Tại những khu vực có tỷ lệ tiêm chủng cao như Vương quốc Anh, biến chủng Delta vẫn đe dọa tới sức khỏe cộng đồng và đánh bại mục tiêu chấm dứt đại dịch. Song nước này chỉ ghi nhận số ca mắc bệnh tăng nhanh.

Kinh nghiệm của Anh trước biến chủng Delta đã chỉ ra tầm quan trọng của việc tiêm chủng có chiến lược. Nước này đã tiêm chủng theo độ tuổi, bắt đầu từ những người lớn tuổi nhất và loại trừ lực lượng lao động trẻ không trong ngành y tế.

Điều này có nghĩa là ưu tiên bảo vệ những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Trong khi đó, phần lớn dân số, tức những người trẻ tuổi, là nhóm đối tượng để virus lây lan mà không gây ra thương vong quá lớn.

Nhà lãnh đạo Jeffrey Barrett từ Viện Wellcome Sanger cho biết: “Virus lây lan mạnh trong nhóm dân số chưa được tiêm chủng, tức những người trẻ tuổi ở Anh. Bạn sẽ ghi nhận nhiều ca mắc nhưng họ hầu như không bị bệnh nặng”.

Theo nhiều chuyên gia, biến chủng Delta sẽ không khiến tỷ lệ nhập viện hay tỷ lệ tử vong cao kỷ lục như trước, do độ tuổi trung bình của người mắc bệnh đã giảm xuống và người trẻ thường chỉ biểu hiện triệu chứng nhẹ.

 
Người dân Mỹ tổ chức buổi diễu hành vinh danh các công nhân y tế. Ảnh: New York Times.
  •  
  •  
My truoc bien chung Delta anh 4

Người dân Mỹ tổ chức buổi diễu hành vinh danh các công nhân y tế. Ảnh: New York Times.

Hiện Mỹ sẵn sàng tiêm chủng cho tất cả công dân trưởng thành, đồng thời cho phép trẻ em từ 12 đến 17 tuổi được tiêm chủng. So với Anh, nỗ lực tiêm chủng giúp Mỹ được bảo vệ tốt hơn trước biến chủng Delta.

Ngoài ra, vaccine ngừa Covid-19 do Mỹ sản xuất, mRNA, cũng cho thấy hiệu quả vượt trội hơn vaccine AstraZeneca của Anh. Đây cũng là một yếu tố mang lại lợi thế chống dịch cho Mỹ.

Nhà dịch tễ học Bill Hanage từ Trường Y tế Công Harvard, cho biết: “Tôi nghĩ rằng Mỹ đã kịp tiêm chủng trước một đợt bùng phát dịch. Dù vậy, chúng tôi vẫn dự kiến các ca mắc mới sẽ tăng nhanh”.

“Biến chủng Delta đang gây sự chú ý lớn. Nhưng tôi không nghĩ việc rung lên hồi chuông báo động là điều hợp lý”, ông Hanage nhận định.

Theo ZingNews

 

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS