HIV biểu hiện bệnh sau bao lâu?
Biểu hiện HIV tuy không có thời gian cố định nhưng thời gian xuất hiện các biểu hiện sớm của bệnh HIV sau khi người bệnh tiếp xúc với nguồn bệnh là khoảng từ 2-6 tuần. Việc phát hiện các triệu chứng và làm xét nghiệm sớm giúp người bệnh được điều trị sớm.
1. Các giai đoạn biểu hiện bệnh sau khi lây nhiễm
Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh khoảng từ 2-6 tuần người bệnh thường xuất hiện những biểu hiện sớm của bệnh, tuy nhiên các dấu hiệu sớm khá giống với bệnh cảm cúm thông thường, có thể dễ bị nhầm lẫn.
1.1 Giai đoạn 1 hay còn gọi giai đoạn cấp tính
- Đây là giai đoạn đầu tiên, còn gọi là giai đoạn cửa sổ, thường vào 2 đến 6 tuần sau khi người bệnh tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm với virus HIV
- Đa số những người bị lây nhiễm bệnh có các triệu chứng giống như bệnh cúm (sốt, đau cơ, phát ban, đau khớp, nổi hạch cổ bẹn hay nách...)
- Các triệu chứng có thể nhẹ, người bệnh có thể không chú ý, nhưng virus đang sinh sôi và lây lan khắp cơ thể trong thời gian này.
- Khả năng lây truyền HIV trong thời gian này là cao nhất vì số lượng virus trong máu rất cao.
1.2 Giai đoạn 2 hay giai đoạn ẩn bệnh
- Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều năm mà không gây bất kỳ triệu chứng nào.
- Có thể có những triệu chứng hạn chế liên quan đến nhiễm HIV trong giai đoạn này. Tuy nhiên phần đa người bệnh có thể không có những triệu chứng trong nhiều năm.
- Trong giai đoạn này virus có trong cơ thể nhưng không tấn công hệ miễn dịch, việc điều trị trong giai đoạn này rất quan trọng.
- Nhiều người vẫn có thể lây truyền virus trong giai đoạn này.
1.3 Giai đoạn 3 hay bệnh AIDS
- Giai đoạn này thường diễn ra trong nhiều năm sau khi bị lây nhiễm HIV.
- Một người bị AIDS khi phản ứng miễn dịch của họ rất yếu và mất khả năng kháng nhiễm. Do virus tấn công trực tiếp vào hệ thống miễn dịch đặc hiệu của cơ thể gây suy giảm miễn dịch.
- Các triệu chứng trong giai đoạn này rất khác nhau, chủ yếu là biểu hiện các bệnh nhiễm trùng cơ hội...
2. Làm sao để phát hiện bệnh
Những ai nên làm xét nghiệm HIV:
- Người có tiêm chích ma túy và dùng chung bơm kim tiêm với người khác.
- Người có quan hệ tình dục qua đường hậu môn, đường âm đạo hay dùng miệng mà không dùng bao cao su với người không phải là vợ/chồng của mình
- Người có quan hệ tình dục không an toàn (nghĩa là không sử dụng bao cao su hoặc sử dụng bao cao su không đúng cách) với người tiêm chích ma túy hoặc với những người có quan hệ tình dục với nhiều người khác.
- Là bạn tình hay người chăm sóc người sống chung với HIV.
- Có mẹ bị nhiễm HIV.
Nếu gặp phải hoặc chưa có những triệu chứng nêu trên, bạn vẫn nên khám sàng lọc các bệnh xã hội nhằm phát hiện sớm để có hướng điều trị hiệu quả, tránh biến chứng. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội, giúp phát hiện chính xác nhất các bệnh xã hội, trong đó có giang mai. Gói khám được thực hiện với sự tham gia của đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, hệ thống cơ sở vật chất tối ưu và cam kết đảm bảo sự riêng tư cho khách hàng khi đến khám.
Theo vinmec.com
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người