CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Không dùng biện pháp an toàn khi 'mây mưa' vì sợ bạn trai giận dỗi, nữ sinh ở Hà Nội nhận cái kết mắc HIV

An toàn tình dục và thực tế báo động

Ngày nay, hầu hết các bạn trẻ đều chú trọng đến việc phòng tránh thai nhưng lại ít quan tâm đến việc quan hệ tình dục an toàn. Việc quan hệ tình dục an toàn là vô cùng quan trọng nhưng lại ít được quan tâm, đặt cao cảnh giác vì muốn trải nghiệm cảm giác chân thật.

Ảnh minh hoạ.

Trao đổi với chúng tôi, Bác sĩ Phan Chí Thành - Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, cho biết nhiều bạn trẻ thừa nhận rằng mình không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Đa số là do thiếu kiến thức về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, sự chủ quan, tin tưởng bạn tình.

Một trường hợp điển hình được Bác sĩ Thành cho biết, một nữ sinh viên năm thứ 3 tại trường Đại học Hà Nội chia sẻ khi được yêu cầu quan hệ tình dục an toàn, bạn trai tỏ ra giận dỗi và cho rằng cô gái không tin tưởng. Chính vì vậy, cô gái và bạn trai đã dừng toàn bộ các biện pháp tình dục an toàn trong suốt khoảng thời gian sau đó.

 

Sau 6 tháng, cô gái “chết lặng” khi nhận kết quả phát hiện dương tính với HIV trong một lần đi hiến máu. Người lây nhiễm cho cô gái này chính là bạn tình của cô.

Trường hợp trên như một lời cảnh tỉnh đến tất cả mọi người về việc cần trang bị kiến thức, chủ động thực hiện các biện pháp an toàn tình dục cho bản thân và bạn tình.

Theo bác sĩ Thành, trong số các trở ngại lớn để thực hiện những biện pháp an toàn tình dục là lòng tin và những suy nghĩ giả định của bạn tình. Một số người có suy nghĩ rằng, khi bị yêu cầu thực hiện các biện pháp an toàn tình dục nghĩa là bạn tình không tin tưởng mình.

Bác sĩ Phan Chí Thành - Bệnh viện Phụ sản Trung Ương khuyến cáo mọi người nên cảnh giác về vấn đề tình dục an toàn để đảm bảo an toàn cho bản thân và người thân của mình.

Nếu tin tưởng đã không lo lắng về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Thế nhưng, những bệnh nhiễm trùng, lây qua đường tình dục có thể hiện trong nhiều năm mà người bệnh không biết.

Bác sĩ Thành cho biết, nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục diễn biến tiềm tàng mà không có biểu hiện lâm sàng, khó phát hiện. Thậm chí, một số bệnh lây truyền qua đường qua đường tình dục như HPV và Herpes khó phát hiện qua xét nghiệm khi chưa có triệu chứng. Điều này ở nam giới càng khó phát hiện hơn.

Bác sĩ cũng khuyến cáo, ngoài giao hợp, các nhiễm trùng lây qua đường tình dục hoàn toàn có thể lây qua hậu môn, miệng. Do vậy việc sàng lọc phát hiện các nhiễm trùng lây qua đường tình dục rất quan trọng.

Khi nào quan hệ tình dục an toàn mà có thể không sử dụng biện pháp bảo vệ?

Việc sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục là vô cùng cần thiết và nên làm. Tuy nhiên, mọi người không phải lúc nào cũng thực hành an toàn tình dục với một bạn tình nhất định nếu họ không muốn và vẫn có thể an toàn.

Theo Bác sĩ Phan Chí Thành, trong trường hợp bạn chung thủy với một bạn tình trong ít nhất 6 tháng và đã thực hành an toàn tình dục với tất cả các hoạt động rủi ro từ trung bình đến cao.

Đồng thời, mỗi người đều có kết quả xét nghiệm âm tính với tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thì sau giai đoạn 6 tháng này, rủi ro lây bệnh qua đường tình dục sẽ thấp đi rất nhiều. Khi ấy, 2 người có thể cân nhắc không sử dụng các biện pháp bảo vệ.

Tuy nhiên, bác sĩ Thành nhấn mạnh, thực hành an toàn tình dục không chỉ vì lợi ích của bản thân mà còn vì sức khỏe của bạn tình để 2 người trong một mối quan hệ lành mạnh.

“Chỉ những người không hiểu hoặc có niềm tin không đúng mới cảm thấy bị xúc phạm khi được yêu cầu thực hiện an toàn tình dục. Đôi khi họ cảm thấy xấu hổ khi bản thân không biết sử dụng các biện pháp này. Tuy nhiên, mọi người không nên sợ hãi hoặc lo lắng khi bạn tình của mình yêu cầu các biện pháp an toàn như bao cao su hoặc màng chắn miệng”, bác sĩ Thành chia sẻ thêm.

Bác sĩ Thành cũng khuyến cáo, nên cùng nhau chia sẻ, hướng dẫn nếu bạn tình chưa hiểu để 2 người có một mối quan hệ tốt đẹp lâu dài và an toàn.

Theo saostar.vn

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS