CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Nghề "đặc biệt" rửa ráy, khâm liệm cho thi thể tử vong vì HIV/AIDS

Ông Hòa (58 tuổi) làm việc tại nhà đại thể khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện 09 (đường 70, Tân Triều, Hà Nội) cho biết, 18 năm qua ông đã rửa ráy, thay quần áo, khâm liệm cho gần 700 thi thể tử vong vì HIV/AIDS. 

Theo ông, khi bệnh nhân bị AIDS tử  vong, công tác đầu tiên của bệnh viện là báo với gia đình rồi tiến hành các thủ tục khâm liệm. 

Đối với người mất mà không có gia đình thì bên phía nhà tang lễ, sau khi hỏa thiêu sẽ gửi tro cốt tại Nghĩa Trang Văn Điển. "Đã có trường hợp bệnh nhân mất 4 - 5 năm gia đình mới đến nhận người thân", ông Hòa nói. 

Trải qua gần 20 năm làm việc, ông đã quá quen với việc các thi thể "cô đơn" không người thân đến hương khói, nhưng điểm chung là đa số các thi thể đều gầy đét, da bọc xương, thậm chí có nhiều thi thể khiến ông Hòa bị ám ảnh. 

"Có người lở loét còn mỗi bộ khung, thịt đã bị thối hết nên khi lau chùi, tắm rửa, mặc quần áo cho những thi thể đấy tôi rất sợ, về ám ảnh mất cả tuần. 

Mùi hôi thối từ cơ thể người vô cùng kinh khủng, không hề giống với bất kỳ mùi nào khác, nhiều khi mùi bốc ghê quá chúng tôi phải đeo mấy lớp khẩu trang...", ông Hòa nói. 

Nghề "đặc biệt" rửa ráy, khâm liệm cho thi thể tử vong vì HIV/AIDS - Ảnh 1.

Hiện Bệnh viện 09 chỉ có 2 bệnh nhân điều trị nội trú còn lại hơn 400 bệnh nhân ngoại trú hàng tháng tới lấy thuốc nên khá vắng vẻ.

Ông cho rằng, những trường hợp nghiện nặng dẫn đến nhiễm HIV chuyển sang AIDS rồi tử vong đa phần đã phá phách tan nát gia đình nên bị người thân ruồng bỏ. 

Còn điều dưỡng Trần Thị Minh The, làm việc 16 năm tại Bệnh viện 09 tâm sự, là người chăm sóc trực tiếp các bệnh nhân HIV với nhiều nguy hiểm đã có lần khiến chị bị phơi nhiễm trong lúc lấy máu cho bệnh nhân nghiện ma túy. 

Lúc phơi nhiễm chị rất lo lắng, giấu gia đình nhưng được mọi người động viên, trấn an nên sớm ổn định tinh thần, sau này xét nghiệm may mắn chị không bị nhiễm HIV. "Khi lấy máu cho bệnh nhân nghiện rất khó nhất là vào mùa đông lạnh bởi vì ven của họ gần như đã bị vỡ" chị The nói. 

Theo điều dưỡng The, hiện nhận thức của một số người về HIV/AIDS vẫn còn rất nặng nề, nhiều người nghĩ rằng mắc bệnh sẽ chết nhưng thực tế nếu phát hiện sớm và uống thuốc ARV đều đặn thì bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, sống thọ và đi làm bình thường. 

Hơn 10 năm trước, khi chưa có thuốc điều trị ARV tại Bệnh viện 09 có ngày 3 - 4 bệnh nhân tử vong do nhiễm HIV/AIDS, giờ con số này giảm rõ rệt, mấy tháng mới có một người chết. 

Nghề "đặc biệt" rửa ráy, khâm liệm cho thi thể tử vong vì HIV/AIDS - Ảnh 2.

Điều dưỡng Trần Thị Minh The khẳng định nếu HIV được phát hiện sớm, uống thuốc đều đặn người bệnh sẽ khỏe mạnh.

Theo dantri.com.vn 

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS