Qũy Toàn cầu: Việt Nam cần lồng ghép nhiều dịch vụ phòng chống HIV
Trong công tác phòng chống HIV/AIDS thời gian tới, Hà Nội nói riêng và Việt Nam cần tích hợp cũng như lồng ghép nhiều dịch vụ hơn nữa để tiếp cận rộng rãi tới các nhóm cộng đồng tỏng việc cung cấp các dịch vụ phòng chống HIV.
Bà Arika Placella - Thành viên Ban điều hành Quỹ Toàn cầu đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc giữa Đoàn đại biểu hội nghị lần thứ 49 Hội đồng điều hành Quỹ toàn cầu tới thăm và làm việc tại Trung tâm y tế Quận Nam Từ Liêm sáng 12/5, tại Hà Nội.
Theo bà Arika Placella, các đơn vị y tế cần phải cải thiện và đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, đặc biệt là các doanh nghiệp xã hội để nhân rộng các mô hình mới trong phòng chống HIV/AIDS.
[Quỹ toàn cầu thúc đẩy Chiến dịch K=K để chấm dứt đại dịch AIDS]
Qua báo cáo cho thấy Trung tâm y tế Quận Nam Từ Liêm đã đạt được nhiều kết quả trong công tác phòng chống HIV trong thời gian qua, đặc biệt là việc tích hợp lồng ghép các dịch vụ phòng chống HIV với các bệnh khác như sàng lọc bệnh lao, viêm gan B/C.
Bà Arika Placella đánh giá cao những kết quả mà Trung tâm y tế Quận Nam Từ Liêm đã làm được trong công tác điều trị bằng thuốc kháng virus HIV (ARV). Cụ thể, kết quả việc điều trị theo dõi tải lượng virus khá ấn tượng tại Trung tâm khi 100% bệnh nhân được theo dõi tải lượng virus; trong đó 97% được xét nghiệm trong vòng 12 tháng, tỷ lệ ức chế virus HIV đạt 99,5%.
Tại buổi làm việc, bác sỹ Nguyễn Thu Trang - Giám đốc Trung tâm y tế Quận Nam Từ Liêm cho hay từ năm 2006, Trung tâm đã tiến hành điều trị ARV bằng nguồn thuốc của Dự án Quỹ toàn cầu. Hiện nay, Trung tâm đang điều trị ARV cho 1.712 bệnh nhân; trong đó có 1.695 người lớn (94% điều trị ARV phác đồ bậc 1; có 5,4% điều trị phác đồ bậc 2); có 17 trẻ em dđiều trị phác đồ ARV bậc 1.
Trong số các bệnh nhân có HIV đang điều trị tại trung tâm, có 94% bệnh nhân được sàng lọc và điều trị các bệnh lý kèm theo như viêm gan B, C và các bệnh không lây nhiễm; 100% sàng lọc sức khoẻ tâm thần và hỗ trợ can thiệp cho người bệnh; 100% được kết nối chuyển gửi trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn.
Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm cũng là cơ sở y tế đầu tiên của Hà Nội điều trị HIV/AIDS và điều trị dự phòng PrEP, đã và đang điều trị PrEP cho 1.039 trường hợp. Trong những năm qua, cơ sở y tế này là một điểm sáng về điều trị ARV, điều trị dự phòng PrEP, giảm tỷ lệ lây truyền H từ mẹ sang con của thành phố Hà Nội.
Để đạt được mục tiêu giảm số người nhiễm HIV mới và tử vong liên quan đến AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại thành phố vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế-xã hội, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa xây dựng kế hoạch hành động; trong đó đưa ra các nội dung, giải pháp để triển khai, thực hiện.
Năm 2023, thành phố Hà Nội phấn đấu 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người nhiễm HIV trong diện quản lý được điều trị bằng thuốc kháng virus HIV (ARV); 98% bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng virus HIV dưới ngưỡng ức chế.
Quỹ Toàn cầu là một trong những tổ chức quốc tế hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong việc triển khai các hoạt động phòng chống AIDS, lao và sốt rét.
Việt Nam là một trong những quốc gia nhận được tài trợ của Quỹ Toàn cầu từ năm 2003. Tính đến nay, Quỹ Toàn cầu đã hỗ trợ không hoàn lại cho Việt Nam hơn 650 triệu USD cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, lao và sốt rét.
Hơn 30 năm kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1990, đến nay là năm thứ 15 liên tiếp, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam được kiểm soát và liên tục đà giảm trên cả 3 tiêu chí: Giảm số người nhiễm mới HIV được phát hiện; giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong liên quan đến AIDS.
Trong 20 năm qua, với sự đóng góp to lớn của Quỹ toàn cầu, chương trình phòng chống HIV/AIDS đã dự phòng lây nhiễm HIV cho gần 1 triệu người, cứu được gần 200.000 người không bị tử vong do AIDS./.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người