Sát khuẩn hầu họng - biện pháp cực kỳ quan trọng phòng chống Covid-19
Vai trò trong điều trị F0
Trong hướng dẫn tạm thời về danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho bệnh nhân Covid-19 cách ly tại nhà, vừa được Bộ Y tế phát hành cuối tháng 8 vừa qua, bên cạnh các thuốc sử dụng cho bệnh nhân để điều trị triệu chứng và tăng sức đề kháng, thì thuốc sát khuẩn hầu họng cũng được nhắc tới trong danh sách thuốc cần thiết này.
Thuốc sát khuẩn hầu họng cũng có trong Túi chăm sóc sức khoẻ F0 tại nhà ở TP. HCM.
Theo hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM, thuốc điều trị F0 tại nhà bao gồm 3 gói: A, B, C. Gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và nâng cao thể trạng, dùng trong 7 ngày. Gói thuốc B dùng trong 3 ngày bao gồm các loại thuốc kháng viêm và kháng đông, các thuốc này chỉ được dùng khi F0 cảm thấy khó thở (nhịp thở nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo SpO2 dưới 95%) và chưa liên hệ được bác sĩ. Sau 3 ngày, cần có ý kiến bác sĩ về việc có dùng tiếp các thuốc này hay không.
Gói thuốc C dùng trong 5 ngày, đây là thuốc kháng virus được chỉ định với trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ, cần có cam kết khi sử dụng thuốc.
Ngoài các thuốc khác nhau trong từng gói, tất cả 3 nhóm bệnh nhân đều cần sử dụng các sản phẩm sát khuẩn hầu họng và thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe (vitamin tổng hợp có chứa 1 trong các thành phần vitamin B1, B6, B12, vitamin C, có thể bao gồm kẽm, vitamin D), cân bằng điện giải (dung dịch Oresol, các gói bù nước, chất điện giải khác).
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Cho đến chiều 9/9, số mắc Covid-19 tại Việt Nam đã vượt 563.000 ca, hơn 99% phát hiện trong đợt dịch từ 27/4 đến nay. Hàng chục ngàn người bệnh đã tử vong do thấy mức độ nguy hiểm của căn bệnh này.
Chính vì thế, các biện pháp phòng ngừa Covid-19 càng rất quan trọng. Hiện đã có gần 4 triệu người được tiêm đủ 2 mũi vắc xin và con số này sẽ tăng lên nhanh chóng trong những ngày tới đây. Bên cạnh đó, đã có khoảng 20 triệu người đã được tiêm 1 mũi vắc xin. Một số tỉnh thành phía Nam đang lên kế hoạch áp dụng "hộ chiếu vắc xin" cho người đã tiêm đủ mũi.
Tuy nhiên những người từng mắc Covid-19 vẫn có nguy cơ lây nhiễm, và ngay cả khi đã tiêm vắc xin và áp dụng "hộ chiếu vắc xin, thẻ xanh vắc xin" cũng đều phải áp dụng 5K, phòng ngừa nhiễm dịch như đeo khẩu trang, súc họng, rửa mũi, rửa tay thường xuyên để phòng bệnh.
Những diễn biến của đại dịch đến giờ này cho thấy khó có thể đưa số ca bệnh trở về 0 như trước đây, mà phải "sống chung" có kiểm soát với Covid-19, tức là cần tạo thói quen làm sạch họng miệng và tuân thủ 5K. Việc áp dụng dự phòng nghiêm ngặt để có thể giảm các tác hại kinh khủng đến đời sống, kinh tế và các trở ngại đến học tập, đi lại, vui chơi của người dân đang được nhắc đến nhiều.
Minh Ngọc(Theo vietnamnet.vn)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Tăng cường quản lý thuốc lá trong giới trẻ
- Từ 1/6, Hà Nội miễn phí cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID
- Người 21 lần hiến máu và không ngừng "truyền lửa" đến cộng đồng
- Giá vàng SJC tăng 'điên cuồng' bất chấp mọi can thiệp
- Sân bay nóng như 'chảo lửa' có ảnh hưởng đến các chuyến bay?
- Quá khủng khiếp: 110 kỷ lục nắng nóng bao trùm kỳ nghỉ lễ
- Trở thành ‘trẻ 3 tuổi’ sau chuyến ship hàng giữa trưa nắng
- Áp dụng kiểm soát an ninh hàng không cấp độ 1 dịp 30/4-1/5
- Văn hóa công sở: Có sếp hay nhậu, 'cụng' tới bến hay né tránh?
- Siêu mẫu Minh Tú mặc váy cưới xuyên thấu, gợi cảm bên bạn trai ngoại quốc
- Những chiến sĩ blouse trắng lặng thầm tỏa sáng
- Đề xuất mẫu thẻ Căn cước mới áp dụng từ 1/7/2024