CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Tìm hiểu về đặc điểm HIV giai đoạn thầm lặng (không có triệu chứng)

Sống chung với hiv

HIV phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm khác nhau. Trong đó, HIV giai đoạn thầm lặng không có bất kỳ triệu chứng nào nên người bệnh khó phát hiện được mình bị nhiễm bệnh.

1. Các giai đoạn của HIV?

Khi cơ thể người bị virus HIV tấn công, bạch cầu, hồng cầu sẽ bị phá huỷ cùng sự suy giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch nghiêm trọng. Sự suy giảm sức đề kháng và khả năng miễn dịch giảm dần theo các giai đoạn. Thông thường, có 3 giai đoạn của bệnh HIV:

  • HIV giai đoạn sớm: Người bệnh có thể gặp các triệu chứng giống như cảm cúm, có thể là sốt nhẹ, khoảng 38,8 độ C ngay sau khi bị nhiễm. Đây là những triệu chứng phổ biến ở HIV giai đoạn đầu.
  • HIV giai đoạn thầm lặng: Đây là giai đoạn không có bất kỳ triệu chứng HIV nào biểu hiện ra bên ngoài khiến người bệnh và cả những người xung quanh rất khó nhận ra.
  • HIV giai đoạn cuối: AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm virus HIV. Lúc này, sức đề kháng và miễn dịch của người bệnh bị phá hủy nghiêm trọng, không còn khả năng chống đỡ lại các mầm bệnh dẫn đến tử vong. Một số triệu chứng HIV giai đoạn này như: tiêu chảy, ho, lở loét da,...

HIV

HIV gây lở loét da

2. Đặc điểm HIV giai đoạn thầm lặng

Khi nhiễm HIV giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh cúm sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, đến giai đoạn thầm lặng, các triệu chứng trên mất đi, nên người bệnh dễ dàng bỏ qua và chủ quan vì nghĩ chỉ bị cảm cúm thông thường. Những đặc điểm HIV giai đoạn thầm lặng gồm:

  • Ở giai đoạn thầm lặng, người nhiễm HIV có thể không có bất cứ triệu chứng nào. Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt một số lượng nhỏ không đáng kể. Nhưng thực chất, virus HIV vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu).
  • Giai đoạn này có thể kéo dài từ 5 – 10 năm.
  • Cũng có thể ở một số người có những triệu chứng hạn chế liên quan đến nhiễm HIV trong giai đoạn này.
  • Trong giai đoạn này virus có trong cơ thể nhưng không tấn công hệ miễn dịch, việc điều trị trong giai đoạn này rất quan trọng.
  • Virus HIV có thể lây truyền sang người khác trong giai đoạn này ngay cả khi họ không có triệu chứng HIV nào. Và kể cả khi virus HIV trong người bệnh đang bị kìm hãm bằng thuốc điều trị thì sự lây truyền vẫn có thể xảy ra nhưng khả năng thấp hơn những người không điều trị.

3. Vậy nên xét nghiệm HIV khi nào?

Là bệnh không có thuốc chủng ngừa và đặc trị, việc điều trị chỉ có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân nên việc xét nghiệm để phát hiện bệnh là rất quan trọng. Vậy những ai nên xét nghiệm HIV và nên xét nghiệm HIV khi nào?

Theo đó, bất kỳ ai, kể cả nam và nữ đều nên xét nghiệm HIV ít nhất một lần trong đời. Với những người có nguy cơ cao hơn nên kiểm tra thường xuyên hơn. Nếu thuộc một trong số những người có đặc điểm dưới đây thì hãy đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt:

  • Mua bán dâm
  • Quan hệ tình dục với nhiều người
  • Quan hệ tình dục với người dương tính HIV
  • Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc vật dụng y tế với người khác
  • Được chẩn đoán hoặc đang điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Chẩn đoán và điều trị lao hoặc viêm gan
  • Quan hệ tình dục với ai có ít nhất một trong các đặc điểm kể trên

Quan hệ tình dục bừa bãi

Đối tượng quan hệ tình dục với nhiều người, cần xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt

Về thời điểm nên xét nghiệm HIV khi nào để chính xác nhất thì từ 2 - 3 tháng sau khi phơi nhiễm với virus HIV trở đi là thời điểm xét nghiệm tìm HIV khá chính xác.

Bởi không có xét nghiệm HIV nào có thể phát hiện được HIV ngay sau khi bị phơi nhiễm. Chính vì vậy, nếu nghĩ rằng mình đã bị phơi nhiễm HIV trong vòng 72 giờ qua, hãy trao đổi với các bác sĩ để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ngay lập tức.

Theo vinmec.com

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS