CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

AIDS từng bị gọi là 'ung thư đồng tính nam'

"Căn bệnh đến hoàn toàn bất ngờ, ai nấy đều bối rối", Guy Vandenberg, y tá chăm sóc bệnh nhân AIDS trong đại dịch AIDS những năm 1980, kể lại. "Ban đầu, hiểu biết về căn bệnh chết người này hoàn toàn là một bí ẩn. Khi bạn không hiểu biết về nó, căn bệnh lại càng đáng sợ".

Năm 1981, những ca nhiễm AIDS đầu tiên được ghi nhận ở bờ Tây nước Mỹ. Sau bốn năm, con số ước tính ca nhiễm tại Mỹ lên tới 558.000.  

Theo lời kể của Vandenberg, đầu thập niên 80, căn bệnh thế kỷ này chưa được gọi là AIDS, bởi y khoa chưa có kết luận chính xác về cách thức lây truyền, nguyên nhân gây bệnh. Một trong những dấu hiệu đầu tiên và dễ thấy nhất của hội chứng mới này là xuất hiện các khối u màu tím trên da.  

Điều này gây một nỗi sợ hãi lớn trong cộng đồng. Một số lượng lớn nhân viên y tế từ chối chăm sóc bệnh nhân AIDS vì sợ phải tiếp xúc trực tiếp. Nhiều người nhất quyết mặc đồ bảo hộ (được gọi là đồ vũ trụ thời đó) để bảo vệ bản thân trước căn bệnh lạ.  

Y tá Guy Vandenberg chăm sóc cho một bệnh nhân HIV năm 1988. Ảnh: Guy Vandenberg 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Y tá Guy Vandenberg chăm sóc cho một bệnh nhân HIV năm 1988. Ảnh: Guy Vandenberg 

"Đồ bảo hộ ban đầu được thiết kế phục vụ bệnh nhân thiếu sức đề kháng", Vandenberg giải thích. "Sau đó lại được dành cho các chuyên gia y tế bởi họ muốn bảo vệ bản thân trước tiên vì sợ nhiễm virus từ những bệnh nhân họ tiếp xúc".

Phần lớn bệnh nhân AIDS khi đó là những người có quan hệ đồng tính nam. Năm 1982, tờ New York Times đăng một bài viết báo động về "một loại rối loạn hệ miễn dịch mới", khiến 335 người mắc, 136 người tử vong. 

Trường hợp đầu tiên được chẩn đoán hội chứng mới này là một người đàn ông đồng tính. Do đó, giới chức y tế thời đó gọi AIDS là bệnh "ung thư đồng tính nam", hay chứng "suy giảm miễn dịch liên quan đến người đồng tính (GRID)". Cái tên "bệnh dịch của người đồng tính nam" cũng được sử dụng trong một thời gian dài.

"Ngay từ đầu, đây không phải là một dịch bệnh của người đồng tính nam", Vandenberg nói. "Tuy rất nhiều người đồng tính nam nhiễm bệnh, song loại virus này không hề phân biệt giới tính".

Quan niệm sai lầm về AIDS khiến rất nhiều bệnh nhân đồng tính nam bị phân biệt đối xử trong môi trường bệnh viện. Họ ít được chăm sóc hơn các bệnh nhân khác dù có nhiễm AIDS hay không. Vandenberg, bản thân là một người đồng tính nam, đã trực tiếp trải nghiệm sự phân biệt này khi ông nhập viện.  

"Nhân viên y tế ném khay thức ăn vào phòng bệnh, mọi thứ đều được đựng trong hộp nhựa", ông nhớ lại. "Mở hộp ra, đồ ăn được gói trong túi nhựa y tế. Mọi người đều mặc đồ kín từ đầu đến chân khi bước vào, dù chỉ để nói chuyện với tôi".

Khi các bệnh viện ở khắp đất nước đều sợ hãi các bệnh nhân AIDS, Bệnh viện Đa khoa San Francisco (SFGH) quyết định thực hiện một hướng tiếp cận khác đối với việc chăm sóc bệnh nhân AIDS: đề cao sức mạnh của sự tiếp xúc giữa người với người.  

Năm 1983, SFGH thành lập khoa bệnh dành riêng cho bệnh nhân nội trú HIV/AIDS đầu tiên trên thế giới mang tên khoa 5B. Nhân viên y tế ở khoa đều là những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tình nguyện tham gia.

5B nổi bật so với các bệnh viện khác thời bấy giờ, bởi nhân viên y tế đối xử với bệnh nhân HIV/AIDS tận tình, chu đáo, khác hẳn ở các cơ sở y tế khác. Họ cũng không ngại tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.  

"Chúng tôi đủ kiến thức để biết căn bệnh này không truyền nhiễm một cách thông thường", Vandenberg nói. "Dù không đủ lý lẽ chắc chắn tuyệt đối để chứng minh, song nếu virus này lây qua không khí hoặc qua tiếp xúc thông thường thì một diễn biến rất khác đã xảy ra".

Guy Vandenberg (trái) và chồng là Steve Williams năm 1995. Ảnh: Guy Vandenberg

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Guy Vandenberg (trái) và chồng là Steve Williams năm 1995. Ảnh: Guy Vandenberg

Vandenberg bắt đầu công việc y tá, chăm sóc bệnh nhân AIDS cuối những năm 1980 tại các trại tế bần – nơi y tá được huấn luyện chăm sóc bệnh nhân bằng lòng trắc ẩn. Sau đó, anh chuyển công tác tới khoa 5B của SFGH đầu những năm 1990.

 "Con người cần sự tiếp xúc giữa người với người. Nếu họ không được chấp nhận trong xã hội, nếu họ không được chấp nhận trong gia đình, thì còn có các y tá, tình nguyện viên", ông nói.

Năm 1998, Vandenberg chứng kiến một bước ngoặt khi bạn đời anh, Steve Williams, bị bệnh nặng và phải nhập viện. Ban đầu, Williams được chẩn đoán ung thư, song sau được kết luận nhiễm HIV và chuyển đến SFGH. Anh may mắn được chữa khỏi bệnh. Hiện cặp đôi dành phần lớn thời gian đi du lịch, tới những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi HIV/AIDS và giúp đỡ các bệnh nhân.

Với những tiến bộ y tế gần đây, Vandenberg hy vọng rằng HIV sẽ sớm được loại bỏ, song ông nhận ra vẫn còn nhiều việc phải làm.

"Một mặt, tôi rất hy vọng bởi giờ có nhiều điều chúng ta có thể làm", Vandenberg cho biết. "Các tiến bộ y học vô cùng quan trọng, và tôi rất mừng. Nhưng những tiến bộ y tế này cần đảm bảo chúng được thực hiện".

Ngày nay, khoảng 1,1 triệu người Mỹ sống chung với HIV, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Cùng với sự phổ biến của các loại thuốc điều trị dự phòng trước và sau phơi nhiễm (PrEP, PEP), số lượng ca nhiễm HIV có xu hướng giảm.

Theo số liệu từ WHO, tính đến hết năm 2018, thế giới ghi nhận hơn 75 triệu người nhiễm bệnh và 32 triệu người trong số đó tử vong.  

Lê Hằng (Theo Good Morning America, NPR, History)

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS