Bệnh nhân HIV nhiễm nCoV ít tử vong
Kết quả này được công bố trên tạp chí The Lancet hôm 28/5. Trước đó, quan sát của các chuyên gia y tế Trung Quốc cũng cho thấy bệnh nhân AIDS gần như hoàn toàn miễn nhiễm với Covid-19.
Các chuyên gia tin rằng tìm hiểu cơ chế miễn nhiễm này sẽ giúp thêm thông tin về nCoV, hỗ trợ quá trình điều chế thuốc, vaccine để ngăn chặn đại dịch.
Tiến sĩ Pilar Vizcarra và đồng sự tại bệnh viện Universitario Ramon y Cajal, thu thập hồ sơ y tế của gần 3.000 người HIV, xác định 51 ca Covid-19. Tỷ lệ nhiễm nCoV trong số họ là 1,7%, so với 4% của toàn dân Madrid.
"Đây là nghiên cứu diện rộng đầu tiên, so sánh tỷ lệ nhiễm nCoV của nhóm HIV và dân số nói chung", tiến sĩ Vizcarra báo cáo.
Chỉ hai người trong nhóm HIV tử vong, tỷ lệ 4%, ngang với mức trung bình các quốc gia khác như Mỹ, nhưng rất thấp so với 20% của vùng Madrid.
Hình ảnh hiển vi của nCoV đang xâm nhập tế bào vật chủ. Ảnh: AP
Tuy nhiên điều này không có nghĩa Covid-19 vô hại đối với bệnh nhân HIV.
"Cho dù tỷ lệ tử vong thấp, 25% người mắc HIV trở nặng khi nhiễm nCoV, 12% điều trị ở khoa chăm sóc tích cực, đều cao hơn mức trung bình của dân số", các nhà nghiên cứu đúc kết.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng nCoV làm tăng nguy cơ các bệnh khác như cao huyết áp hoặc suy thận.
Các nhà nghiên cứu kết luận: "Không có khác biệt đáng kể nào về đặc điểm lâm sàng, điều trị hay tiên lượng" giữa những người dương tính với HIV và phần còn lại của dân số.
Giới khoa học cũng đã tìm ra nhiều điểm tương đồng giữa nCoV và HIV. Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Sun Yat-sen, Quảng Châu, phát hiện hai loại virus có cách thức tấn công hệ miễn dịch cũng như xâm chiếm tế bào vật chủ giống nhau.
Bệnh nhân HIV có tỷ lệ tử vong thấp nhiều khả năng do các liệu pháp điều trị họ đang sử dụng, bên cạnh việc tự cách ly cẩn thận hơn và ít có nguy cơ phản ứng miễn dịch quá phát.
Một số loại thuốc kháng virus ngăn cản nCoV bám vào tế bào. Một nghiên cứu tại Vũ Hán cho thấy trong 200 bệnh nhân HIV đang sử dụng lopinavir và ritonavir, không ai mắc Covid-19.
Chuyên gia về hô hấp Wang Guangfa phát biểu với truyền thông Trung Quốc rằng lopinavir đã giúp ông rất nhiều trong quá trình hồi phục. Mặc dù vậy, chưa có nghiên cứu lớn nào chứng minh thuốc kháng HIV hiệu quả với nCoV.
Giới khoa học hy vọng sẽ tìm ra phương pháp điều trị Covid-19, dựa trên những loại thuốc có sẵn. Sự giống nhau giữa hai loại virus khiến nhiều người đặt giả thiết nCoV sẽ tồn tại lâu dài như HIV, dù khả năng đột biến của nó chậm hơn.
Linh Phan (theo SCMP)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người