CÔNG TY TNHH GIA TỘC RỒNG

Vươn Tầm Đỉnh Cao

Covid-19 gây khó chống HIV

 

Hội nghị AIDS 2020 được chuẩn bị suốt hai năm, vốn là cuộc gặp mặt trực tiếp giữa hơn 20.000 chuyên gia, bệnh nhân và các nhà hoạt động phòng, chống HIV trên toàn thế giới. Nay, nó được chuyển thành buổi họp trực tuyến khi đại dịch Covid-19 đang lây lan toàn thế giới.

Monica Gandhi, đồng chủ tịch hội nghị tại San Francisco cho biết, thay vì nêu điểm nổi bật và thách thức trước căn bệnh thế kỷ như kế hoạch, nội dung chính xoay quanh những tác động mà Covid-19 mang lại, đại dịch đã đẩy lùi tiến trình giới y tế và khoa học toàn cầu đạt được trong ngăn ngừa HIV ra sao. Việc bệnh nhân HIV chịu phong tỏa, không thể điều trị, dùng thuốc phòng ngừa hay thậm chí làm xét nghiệm, các vấn đề liên quan tới bảo hiểm sức khỏe cũng được đưa ra thảo luận tại hội nghị hôm 4/6.

Các chuyên gia cho biết một số công trình nghiên cứu hơn 4 thập kỷ về liệu pháp và vaccine phòng chống AIDS của các bác sĩ và nhà khoa học có nguy cơ bị phá hủy hoặc hoãn lại, vì các bệnh nhân đều ở nhà tránh dịch.

Mô hình do Chương trình HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán việc gián đoạn các dịch vụ y tế và thuốc điều trị 6 tháng qua có thể dẫn đến hơn 500.000 ca tử vong mới vì AIDS và các bệnh liên quan tại khu vực châu Phi hạ Sahara trong hai năm tới.

Một tình nguyện viên tại Kolkata, Ấn Độ giơ khẩu hiệu Nói không với AIDS, tháng 11/2018. Ảnh: Reuters
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một tình nguyện viên tại Kolkata, Ấn Độ giơ khẩu hiệu 'Nói không với AIDS', tháng 11/2018. Ảnh: Reuters

Trong cuộc khảo sát online với hơn 13.000 người thuộc cộng đồng LGBT (người đồng tính, song tính và chuyển giới) từ 138 quốc gia cách đây ba tháng, nhóm khoa học Mỹ phát hiện hơn 90% bị phong tỏa hoàn toàn hoặc một phần. 1.140 người dương tính với HIV, 55% chỉ còn ít hơn một tháng thuốc để dùng. 70% nói họ không được đáp ứng các nhu cầu cơ bản.

Một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất là gián đoạn chuỗi phân phối thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP).

"Tại nhiều nơi, PrEP vẫn còn rất mới mẻ", Stefan Baral, phó giáo sư khoa dịch tễ học tại Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg, một trong những thành viên tổ chức cuộc khảo sát, cho hay. "Vài năm gần đây, các chương trình dự phòng trước phơi nhiễm được nhân rộng rất nhanh".

"Rõ ràng, nếu mọi người không thể tiếp cận PrEP, xét nghiệm và không thực hiện những điều cần làm để bảo vệ bản thân, công tác phòng ngừa sẽ diễn ra rất chậm", tiến sĩ Amrita Rao trình bày tại hội nghị.

Bà Gandhi cho biết tại Phòng khám Ward 86, nơi bà làm giám đốc y tế, số người có tải lượng virus không bị ức chế tăng 31% hồi tháng 4 so với năm ngoái.

Một người phụ nữ Nam Phi đươc xét nghiệm chẩn đoán HIV, năm 2014. Ảnh: AFP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một người phụ nữ Nam Phi được xét nghiệm chẩn đoán HIV, năm 2014. Ảnh: AFP

Ở các quốc gia phát triển phương Tây, nơi bệnh nhân dễ mua được thuốc hơn, một số người thuộc cộng đồng LGBT vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ điều trị, phòng ngừa và xét nghiệm.

"Chúng tôi đã lường trước ảnh hưởng đáng kể của làn sóng Covid-19 đến tỷ lệ mắc và tử vong do HIV", Anton Pozniak, chủ trì hội nghị, kiêm chủ tịch của Hiệp hội AIDS Quốc tế, cho biết.

"Đây là thời điểm đáng chú ý, giai đoạn quyết định đối với phong trào chống HIV toàn cầu", ông nhấn mạnh.

Năm 2014, UNAIDS đề xuất sáng kiến 90-90-90, đưa ra lời hứa đến năm 2020. Mục tiêu là 90% người nhiễm HIV được chẩn đoán, 90% được dùng thuốc kháng virus và 90% loại bỏ thành công mầm bệnh HIV sau điều trị.

Hội nghị hôm 4/6 cho thấy tới nay thế giới vẫn chưa đạt được những mục tiêu đó. Chỉ mới 14 quốc gia chạm mốc những con số trên, trong đó có Eswatini. Nước này chỉ ghi nhận 27% người dân nhiễm HIV và các nỗ lực y tế cộng đồng đạt 95% ở cả ba tiêu chí.

Lê Hằng (Theo Washington Post)

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi
SMS