Cựu vô địch giải đua xe đạp nổi tiếng Tour de France từng mắc ung thư tinh hoàn, nguyên nhân bệnh là gì?
Vận động viên đua xe đạp nổi tiếng thế giới Lance Armstrong từng được chuẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn vào tháng 10 năm 1996. Tại thời điểm này, khối u đã di căn và có nguy cơ không thể chữa khỏi. Trước tình trạng nguy hiểm này, Lance Armstrong đã dừng việc tham gia cuộc đua và mất hai năm đều điều trị cùng với các đợt hóa trị lâu dài.
Sau quá trình điều trị, Lace Armstrong đã quay lại đường đua vào năm 1998 và đạt được kì tích 7 lần liên tiếp vô địch giải Tour de France từ năm 1999 đến 2005. Đến tận bây giờ, người hâm mộ của anh vẫn không quên hành trình chống lại căn bệnh của tay đua huyền thoại này.
Ung thư tinh hoàn là gì?
Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh xảy ra khi các tế bào ung thư (ác tính) phát triển trong các mô của tinh hoàn. Sự phát triển của các tế bào ung thư ở cả hai tinh hoàn có thể xảy ra nhưng rất hiếm. Ung thư tinh hoàn phổ biến nhất ở nam giới từ 20 đến 35 tuổi. Một số nam giới bị rối loạn thực thể của tinh hoàn khi còn trẻ có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Căn bệnh này có thể chữa được, nếu được điều trị sớm thì tỷ lệ chữa khỏi tăng lên 98%. Mặc dù nguy cơ mắc bệnh của cánh mày râu là 1/263 nhưng khả năng tử vong vì căn bệnh này chỉ khoảng 1/5000.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư tinh hoàn
Các yếu tố nguy cơ phát triển ung thư tinh hoàn bao gồm:
Các tinh hoàn ẩn: Đây là khi một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu trước khi sinh.
Tiền sử gia đình: Nam giới có anh trai hoặc bố bị ung thư tinh hoàn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Những người từng bị ung thư một bên tinh hoàn cũng có nhiều nguy cơ phát triển ung thư ở tinh hoàn còn lại.
Vô sinh: Nam giới bị vô sinh có khả năng cao mắc ung thư tinh hoàn. Một số yếu tố tương tự dẫn đến vô sinh cũng có thể liên quan đến sự phát triển của ung thư tinh hoàn.
Các triệu chứng của ung thư tinh hoàn
- Sưng hoặc tụ dịch đột ngột ở trong bìu
- Cảm giác nặng ở bìu
- Một khối u hoặc sưng ở một trong hai tinh hoàn
- Tích tụ chất lỏng trên bìu
- Đau âm ỉ ở háng hoặc bụng dưới
- Đau hoặc khó chịu ở bìu hoặc tinh hoàn
- Tinh hoàn co lại
Việc phát hiện sớm ung thư tinh hoàn là vô cùng quan trọng. Cánh mày râu nên tự kiểm tra tinh hoàn mỗi tháng một lần. Nếu thấy bất kỳ thay đổi nào trong tinh hoàn (cục, nốt cứng, đau dai dẳng hoặc tinh hoàn to nhỏ bất thường) hãy đến gặp bác sĩ để khám ngay lập tức. Các kiểm tra tinh hoàn:
1. Thực hiện kiểm tra sau khi tắm nước ấm. Hơi ẩm làm giãn da bìu, giúp bạn dễ dàng cảm nhận được bất cứ điều gì bất thường.
2. Dùng cả hai tay để kiểm tra từng tinh hoàn. Đặt ngón trỏ và ngón giữa của bạn bên dưới tinh hoàn và ngón tay cái của bạn ở trên. Lăn tinh hoàn giữa các ngón tay để kiểm tra.
3. Khi sờ thấy tinh hoàn, bạn có thể cảm nhận thấy một cấu trúc giống như sợi dây ở phía trên và phía sau tinh hoàn. Cấu trúc này được gọi là mào tinh hoàn, có chức năng lưu trữ và vận chuyển tinh trùng. Đừng nhầm lẫn nó với một khối u.
4. Bắt đầu cảm nhận. Các khối u có thể to bằng hạt đậu hoặc lớn hơn và thường không đau. Đồng thời, nếu bạn cảm nhận được sự thay đổi về kích thước của tinh hoàn, hãy lên lịch khám sớm với bác sĩ.
Theo Hà Thương (Theo Myclevelandclinic) (Dân Việt)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Nam giới không có tinh trùng có bị vô sinh?
- Tập thể hình có làm đàn ông… yếu đi?
- 'Cậu nhỏ' cong làm sao cho thẳng?
- Gặp họa bởi dùng máy hút chân không tăng kích cỡ 'cậu nhỏ'
- Tưởng bị thoát vị đĩa đệm, người đàn ông bất ngờ nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
- Uống nước lá hẹ có chữa được xuất tinh sớm?
- Bài thuốc đông y điều trị chứng rối loạn cương dương
- Rèn luyện sức khỏe bằng bài tập này, ung thư tuyến tiền liệt không còn là nỗi lo
- Hút thuốc lá ảnh hưởng thế nào đến chất lượng tinh trùng?
- Đậu phụ có làm suy giảm ham muốn tình dục?
- Nam thanh niên bị mắc kẹt đồ chơi tình dục dài 23 cm
- Nam giới đừng chủ quan khi bị xuất tinh sớm