Điều trị hiệu quả cho người nhiễm HIV trước đại dịch Covid-19
Thay đổi để phù hợp
Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội TS Lã Thị Lan cho biết, Hà Nội có 23 cơ sở điều trị HIV/AIDS. Đến tháng 9/2021, Hà Nội có 13.481 người nhiễm HIV đang duy trì điều trị ARV tại các cơ sở y tế công lập. Trong giai đoạn dịch Covid-19, thực tế, chương trình điều trị ARV cho người nhiễm HIV ở Hà Nội đã chủ động, thích ứng, linh hoạt, đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ cho người bệnh, không bị gián đoạn.
Chương trình đã có những thay đổi nhất định để phù hợp với dịch Covid-19. Đơn cử, với bệnh nhân ổn định sẽ được cấp thuốc nhiều tháng hơn (có thể 2 - 3 tháng) để không phải đi lại nhiều. Mặt khác, bệnh nhân ở địa phương nào thì cố gắng tư vấn, chuyển bệnh nhân về địa phương để người bệnh đi khám, điều trị gần hơn, không bị gián đoạn thuốc. “Đối với chương trình điều trị ARV, quan trọng nhất là phỏng vấn, tư vấn cho bệnh nhân. Bởi điều trị ARV là điều trị liên tục và suốt đời. Do đó, những hoạt động tư vấn, chuyển gửi bệnh nhân được thực hiện qua điện thoại. Hay, với việc lấy mẫu, bệnh nhân đi xét nghiệm, các phòng khám điều trị ARV có thể lấy máu chuyển đến cơ sở xét nghiệm để tránh bệnh nhân đi lại quá nhiều.
Vì vậy, công tác điều trị ARV cho bệnh nhân HIV hầu như không bị gián đoạn trong bối cảnh dịch Covid-19” - TS Lã Thị Lan cho hay. Liên quan đến vấn đề trên, Phó Cục Trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế TS Hoàng Đình Cảnh cho biết, mỗi năm, nước ta phát hiện hơn 30.000 người nhiễm HIV và có tới 15.000 người tử vong do AIDS. Phần lớn số người nhiễm HIV còn trẻ, đang tuổi lao động, là trụ cột gia đình. Do tình hình dịch
Covid-19 diễn biến phức tạp, để điều trị hiệu quả cho người nhiễm HIV, các cơ sở y tế đã thành lập đội đội đặc nhiệm để xử lý các tình huống. Cụ thể, người nhiễm HIV được cấp thuốc ARV trong 3 tháng thay vì hàng ngày phải đi lấy thuốc uống như trước. Tại TP Hồ Chí Minh, khi cả TP phải phong toả vì Covid-19, các cơ sở y tế đã kê đơn thuốc 7 ngày cho người nhiễm HIV tự điều trị tại nhà.
Đảm bảo người bệnh được duy trì điều trị thuốc ARV liên tục
Theo TS Hoàng Đình Cảnh, Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 đang đi đúng hướng. Trong 30 năm ứng phó với HIV/AIDS,
Việt Nam đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm để phòng và điều trị bệnh. Để chấm dứt đại dịch, chúng ta xác định mục tiêu 95% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm bằng cách nâng cao nhận thức cho họ để họ tự đi xét nghiệm. Với những người nhiễm HIV, cần điều trị sớm, có thể điều trị ngay tại xã, phường. Từ đó, củng cố hành lang pháp lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, thay đổi hình thức truyền thông về dự phòng, điều trị, thực hiện giải pháp can thiệp, thay đổi hành vi, cung cấp bơm kim tiêm, điều trị methadol,… hướng tới mục tiêu người nhiễm HIV cơ bản được điều trị thuốc ARV và người có nguy cơ cao được điều trị dự phòng Prep.
Thời gian tới, Cục Phòng chống HIV/AIDS sẽ tiếp tục tối ưu hoá phác đồ điều trị thuốc ARV cho người bệnh, lựa chọn thuốc ARV có khả năng ức chế virus cao, ít tác dụng phụ, giảm số lượng viên thuốc, giảm số lần uống. Đồng thời, chuyển phần lớn người nhiễm HIV sang sử dụng thuốc ARV nguồn quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) để đảm bảo người bệnh được duy trì điều trị ARV liên tục khi không còn nguồn thuốc viện trợ miễn phí; điều trị thuốc ARV sớm cho người nhiễm mới phát hiện (điều trị trong ngày); cấp thuốc ARV tối đa 90 ngày cho người bệnh ổn định. Bên cạnh đó, mở rộng quản lý điều trị bệnh đồng nhiễm HIV/lao, đồng nhiễm HIV/viêm gan C, bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV nhằm giảm tử vong ở người nhiễm HIV.
Đề cập đến việc điều trị hiệu quả cho người nhiễm HIV, Bác sĩ Võ Hải Sơn - Trưởng phòng Giám sát xét nghiệm Cục Phòng chống HIV/AIDS cho rằng, các cơ sở y tế cần có hướng dẫn khám điều trị ARV trong tình hình dịch Covid-19, hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 tại cơ sở cấp phát thuốc Methadone. Cùng với đó, các cơ sở thay đổi mô hình cung ứng dịch vụ xét nghiệm HIV từ trực tiếp sang online, hướng dẫn cấp phát thuốc nhiều ngày cũng như thành lập nhóm hỗ trợ tránh gián đoạn cấp phát thuốc ARV (nhóm 500 người). Ngoài ra, các cơ sở giám sát và hỗ trợ kỹ thuật online, làm việc tại nhà, hỗ trợ từ xa hoặc cử cán bộ trực tiếp tham gia hỗ trợ các tỉnh công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Từ đầu năm 2021 tới nay, cả nước ghi nhận 10.925 trường hợp mới HIV dương tính. Trong đó có 84,8% nam giới, độ tuổi chủ yếu là từ 16 - 29 (46%) và 30 - 39 (29%), đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (79,1%) và qua đường máu (9,9%). Cũng từ đầu năm 2021 tới nay, đã có 1.528 trường hợp tử vong. Ước tính đến hết năm 2021, cả nước phát hiện khoảng 13.000 trường hợp HIV dương tính và 2.000 trường hợp tử vong.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế |
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người