Định hướng công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới
Theo đó, 15 năm qua, Việt Nam liên tục đạt 3 giảm: Giảm số người nhiễm HIV mới phát hiện, giảm số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số tử vong do AIDS). Đặc biệt trong 5 năm gần đây, phát hiện số ca nhiễm HIV mỗi năm giảm 2/3 (xuống còn 10.000 ca) và số tử vong giảm 80% (còn hơn 2.000 ca). Kết quả này giúp Việt Nam có tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư ước khoảng 0,23% trong năm 2020, đạt mục tiêu dưới 0,3% của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên hưởng ứng Mục tiêu 90-90-90 (90% người có HIV biết được tình trạng bệnh của mình, 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp) của Liên hợp quốc vào năm 2020.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, công tác phòng, chống HIV/AIDS còn những tồn tại, hạn chế như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền chưa quyết liệt; nhiều địa phương chưa xây dựng quy chế phối hợp liên ngành; kinh phí dành cho công tác phòng, chống HIV/AIDS còn khiêm tốn; cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt tại tuyến cơ cở thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động tại một số địa phương chưa thường xuyên, liên tục; độ bao phủ của các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn hạn chế.
Theo PGS.TS. Phan Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế: Mặc dù dịch HIV/AIDS đã thuyên giảm, nhưng diễn biến còn phức tạp, gia tăng nhanh ở nhóm MSM (quan hệ tình dục đồng giới nam) và tiêm chích ma tuý (TCMT), chưa bảo đảm tính bền vững và còn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát. Do vậy, HIV/AIDS hiện vẫn còn là vấn đề sức khoẻ công cộng quan trọng, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam... Để thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, tiếp tục cần phải có những chủ trương và biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả hơn trong thời gian tới… và cần một chỉ thị mới về chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030 để đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
Theo Xuân Thủy (suckhoedoisong.vn)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người