Đừng kỳ thị với người có HIV, hãy mở lòng
Theo TS. Khuất Thị Thu Hồng, chuyên gia nghiên cứu về giới tính, tình dục, sức khỏe tình dục và HIV/AIDS, mặc dù công tác phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV vẫn còn phổ biến trong cộng đồng.
Cũng theo TS Hồng, hơn 20 năm công tác và nghiên cứu rất sâu về vấn đề này, bà đã chứng kiến rất nhiều câu chuyện đau lòng. Ngay cả thời điểm này khi mà sự kỳ thị được đánh giá là đã đỡ hơn rất nhiều so với trước đó.
TS.Khuất Thị Thu Hồng chuyên gia nghiên cứu về giới tính, tình dục, sức khỏe tình dục và HIV/AIDS
TS Hồng chia sẻ, bà ấn tượng với hình ảnh một phụ nữ khi biết bị nhiễm HIV gia đình đã ngăn cản chị được gặp con nhỏ, họ kỳ thị đến mức cấm chị không được bế ăm con. Người mẹ ấy đã rất đau khổ chỉ dám đứng rất xa mỗi ngày để nhìn con. Đó là những cảnh rất đau lòng mà nhiều năm qua bà và những người cộng sự đã phải chứng kiến, mặc dù đã cố gắng đồng hành và hỗ trợ nhưng cũng không tránh khỏi những xót xa.
Trên thực tế đã nhiều người có HIV đang bị cô lập và chối bỏ ngay trong chính gia đình của mình. Các bằng chứng cũng cho thấy việc phát hiện nhiễm HIV có thể dẫn đến bị mất việc làm, mất quyền sở hữu tài sản, thậm chí gặp khó khăn trong việc tiếp cận trợ giúp pháp lý.
Về nguyên nhân của tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV, theo TS. Khuất Thu Hồng là do chúng ta chưa hiểu rõ về cơ chế lây lan của bệnh, chúng ta sợ bị lây bệnh nên cứ thấy người có HIV là tránh. Thứ nữa là do trước đây cách tuyên truyền của chúng ta thường về người có HIV/AIDS là những hình ảnh đáng sợ, gầy còm, thậm chí hung dữ, hình ảnh nên làm cho người dân sợ hãi, xa lánh.
Việc kỳ thị với người có HIV/AIDS sẽ để lại những hậu quả nặng nề không chỉ với bản thân người mắc bệnh mà còn với cả xã hội và có thể làm cho tình trạng lây lan HIV ra cộng đồng cao hơn. Bởi lẽ với những người có HIV do e ngại sự kỳ thị phân biệt đối xử họ không dám tiết lộ tình trạng bệnh của mình, họ né tránh xét nghiệm và không áp dụng các biện pháp dự phòng. Ngoài ra họ cũng có thể trì hoãn hoặc thậm chí từ chối được điều trị thuốc ARV.
Vì vậy, tất cả chúng ta hãy chung tay hỗ trợ người nhiễm HIV và những người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV, cùng mở lòng, chia sẻ, đồng cảm với những nhóm người dễ bị tổn thương nhất để kỳ thị và phân biệt đối xử chỉ còn là quá khứ. Đồng lòng, chúng ta sẽ xóa bỏ được kỳ thị và phân biệt đối xử. Đồng lòng, chúng ta sẽ kết thúc được dịch AIDS.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người