Giải đáp thắc mắc: Rối loạn cương dương có tự khỏi không?
Tình trạng rối loạn cương dương là thủ phạm phổ biến làm giảm chất lượng cuộc “yêu”. Đây có thể là tình trạng thoáng qua hoặc mãn tính và có khá nhiều nam giới gặp phiền toái với chứng bệnh này! Hãy tìm hiểu qua bài viết này cùng Hello Bacsi nhé!
Tìm hiểu về rối loạn cương dương
Trước khi đưa ra lời giải đáp cho thắc mắc chung của đa số người là rối loạn cương dương có tự khỏi không, chúng ta cần tìm hiểu về chứng bệnh rối loạn cương dương ở nam giới. Rối loạn cương dương (ED) là trạng thái dương vật của phái mạnh không cương lên được hay không thể duy trì thời gian cương cứng khi quan hệ tình dục. Trạng thái này có thể chỉ là tạm thời hoặc là một chứng bệnh mãn tính.
ED tạm thời là gì?
ED có thể chỉ xảy ra khi quan hệ tình dục nhưng lại không xảy ra khi thủ dâm. Đây còn gọi là ED tình huống – thường gặp ở nam giới mắc các vấn đề về tâm lý khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, một số nguyên nhân liên quan đến thói quen sinh hoạt cũng gây ra ED tạm thời như:
- Hút thuốc.
- Thừa cân, béo phì, lười vận động.
- Chế độ ăn uống thiếu chất.
- Căng thẳng kéo dài.
- Hội chứng chuyển hóa liên quan đến mức testosterone thấp.
- Sử dụng các chất kích thích như ma túy và rượu.
ED mãn tính là gì?
ED mãn tính là trạng thái rối loạn cương dương lâu dài và thường liên quan đến các vấn đề bất thường về sức khỏe thực thể như:
- Động mạch bị tắc nghẽn
- Tổn thương thần kinh
- Tổn thương mô dương vật
- Đa xơ cứng
- Bệnh Pyronie (dương vật cong)
- Bệnh Parkinson
- Bệnh tiểu đường
- Chấn thương tủy sống.
Rối loạn cương dương có tự khỏi không? Giải pháp là gì?
1. Rối loạn cương dương có tự khỏi không?
ED tạm thời là một trạng thái sinh lý bình thường. Tuy nhiên, nếu lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ gây cản trở quan hệ tình dục hay suy giảm chất lượng “cuộc yêu” ở nam giới. Vậy nếu chỉ là trạng thái tạm thời, rối loạn cương dương có tự khỏi không? Câu trả lời là có nhưng với điều kiện là bạn điều chỉnh thói quen sinh hoạt cũng như có chế độ ăn uống và rèn luyện để nâng cao sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe “cậu bé” nói riêng. Đồng thời loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây rối loạn cương dương như hút thuốc, sử dụng thức uống có cồn. Theo 1 nghiên cứu năm 2014 trên đối tượng 810 đàn ông bị ED cho thấy 29% được chữa khỏi nhờ áp dụng các biện pháp phù hợp trong 5 năm.
2. Giải pháp nào cho người bị rối loạn cương dương?
Như đã nói, đa số các trường hợp trạng thái rối loạn cương dương “thoáng qua” sẽ được kiểm soát tốt và không cần đến các hình thức điều trị y tế chuyên biệt. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một nguy cơ tiềm ẩn các biến chứng nguy hiểm cần được theo dõi và can thiệp kịp thời.
3. Điều trị rối loạn cương dương không cần dùng thuốc
Rối loạn cương dương có thể được kiểm soát sau một thời gian mà nam giới không cần dùng thuốc thông qua các biện pháp điều chỉnh lối sống phù hợp. Theo chia sẻ của các chuyên gia sức khỏe, điều này phụ thuộc vào sự kiên trì cũng như ý thức cải thiện lối sống lành mạnh của chính người bệnh. Một số cách dưới đây mà nam giới có thể thử áp dụng nếu đang bị ED:
- Cai thuốc lá.
- Giảm lượng rượu tiêu thụ.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
- Chế độ tập luyện thích hợp: Việc thực hiện 160 phút tập thể dục mỗi tuần trong 6 tháng đã được đánh giá là có thể cải thiện tình trạng rối loạn cương dương.
- Quản lý căng thẳng và các vấn đề tâm lý khi quan hệ.
- Trò chuyện hay cải thiện giao tiếp khi đang “yêu” để tích cực hóa tâm lý khi đang quan hệ tình dục của bạn.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?
Nếu tình trạng rối loạn cương dương lặp lại trong nhiều tháng và bạn không thể kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống, hãy đến gặp bác sĩ nam khoa để được thăm khám và đưa ra liệu pháp điều trị thích hợp. Một số giải pháp y tế bác sĩ có thể đề xuất cho bạn, bao gồm:
- Thuốc uống điều trị rối loạn cương dương.
- Liệu pháp hormone testosterone thay thế.
- Sử dụng vòng đeo dương vật hay thiết bị bơm hút chân không.
- Phẫu thuật để điều trị rối loạn cương dương như cấy ghép dương vật.
Một số thực phẩm bổ sung hiện nay được cho là có khả năng “đảo ngược cương dương”. Tuy nhiên, còn có rất nhiều tranh cãi xoay quanh tác dụng này. Do đó, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thực phẩm bổ sung này.
Hy vọng các thông tin trên đây của Hello Bacsi có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc rối loạn cương dương có tự khỏi không và biết cách chăm sóc sức khỏe “cậu bé” một cách tốt nhất nhé!
Theo Hello Bacsi.com
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Nam giới không có tinh trùng có bị vô sinh?
- Tập thể hình có làm đàn ông… yếu đi?
- 'Cậu nhỏ' cong làm sao cho thẳng?
- Gặp họa bởi dùng máy hút chân không tăng kích cỡ 'cậu nhỏ'
- Tưởng bị thoát vị đĩa đệm, người đàn ông bất ngờ nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
- Uống nước lá hẹ có chữa được xuất tinh sớm?
- Bài thuốc đông y điều trị chứng rối loạn cương dương
- Rèn luyện sức khỏe bằng bài tập này, ung thư tuyến tiền liệt không còn là nỗi lo
- Hút thuốc lá ảnh hưởng thế nào đến chất lượng tinh trùng?
- Đậu phụ có làm suy giảm ham muốn tình dục?
- Nam thanh niên bị mắc kẹt đồ chơi tình dục dài 23 cm
- Nam giới đừng chủ quan khi bị xuất tinh sớm