Hội thảo Vai trò của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021 - 2030
Ngày 16/12/2020 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) đã tổ chức Hội thảo Vai trò của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2030.
Hội thảo được tổ chức với sự tham gia của 80 đại biểu đến từ Sở Y tế, Sở lao động – thương binh và xã hội, Chi cục phòng, chống tệ nạn xã hội, đại diện Hội phòng, chống HIV/AIDS, đại diện Trung tâm LIFE, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Trung tâm Y tế 24 quận/huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ, mạng lưới người có H khu vực miền nam, đại diện các tổ chức cộng đồng… Hội thảo được tổ chức nhằm nâng cao năng lực nhân viên tiếp cận cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại thành phố Hồ Chí Minh. Tăng cường kết nối, phối hợp giữa nhân viên tiếp cận cộng đồng với cơ sở y tế hướng đến hiệu quả và phát triển vững mạnh. Hội thảo cũng thảo luận về định hướng mô hình, vai trò của nhân viên tiếp cận cộng đồng trong hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2030.
Thực trạng của mạng lưới nhân viên sức khỏe cộng đồng hiện nay?
Mạng lưới nhân viên tiếp cận cộng đồng hiện nay đang thực hiện công việc tiếp cận, truyền thông về HIV/AIDS, cung cấp các vật phẩm giảm tác hại như bao cao su, chất bôi trơn, bơm kim tiêm cho khách hàng có hành vi nguy cơ cao. Tư vấn xét nghiệm HIV ngoài cộng đồng, kết nối khách hàng sử dụng dịch vụ tư vấn xét nghiệm khẳng định HIV và kết nối vào chăm sóc điều trị HIV/AIDS. Bên cạnh đó họ cũng giới thiệu, chuyển gửi khách hàng chưa nhiễm HIV tham gia điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Tuy nhiên, việc thực hiện các hoạt động trên vẫn chưa tập trung vào nhóm đích đặc biệt là nhóm bạn tình người nhiễm HIV và việc phối kết hợp giữa cơ sở y tế với nhân viên hỗ trợ cộng đồng trong hoạt động truy vết bạn tình/bạn chích vẫn còn một khoảng trống cần phải tiếp tục xây dựng và tăng cường việc phối hơp giữa hai bên.
Hội thảo đã thông nhất về vai trò rất quan trọng của nhân viên hỗ trợ cộng đồng trong việc hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030 tại thành phố Hồ Chí Minh. Họ chính là cầu nối giữa người nhiễm và các dịch vụ dành cho cho người nhiễm. Thực hiện hoạt động chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm. Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố đóng vai trò chỉ đạo, điều phối, hỗ trợ cho các nhân viên tiếp cận cộng đồng – các tổ chức dựa vào cộng đồng. Xây dựng, liên kết giữa các tổ chức dựa vào cộng đồng với các cơ sở y tế và giữa các tổ chức dựa vào cộng đồng với nhau để giảm đi sự rời rạc để hướng đến hiệu quả các hoạt động.
Thu Vân – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người