Hy vọng mới cho vaccine HIV
Từ các ca bệnh lây nhiễm HIV đầu tiên vào đầu những năm 1980, nhiều thử nghiệm lâm sàng về vaccine chống lại virus này đã được thực hiện. Song, HIV có nhiều cơ chế bảo vệ ngăn hệ thống miễn dịch của con người đạt được phản ứng như kỳ vọng. Hơn 4 thập kỷ qua, bài toán vaccine HIV vẫn khiến giới chuyên gia không ngừng đi tìm lời giải.
Hy vọng lần nữa được đặt vào công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tại Viện Ragon, thuộc Bệnh viện Học viện Công nghệ Massachusetts và Bệnh viện Đa khoa Harvard, Mỹ,
Theo Science Daily, chiến lược chống HIV của họ được gọi là Vectored ImmunoProphylaxis (VIP), liên quan vector virus adeno (AAV) nhằm cung cấp hướng dẫn cho các tế bào cơ, bơm ra kháng thể ngăn chặn HIV. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I do Viện Y tế Quốc gia thực hiện và được công bố trên tạp chí Nature Medicine cho thấy kết quả đầy hứa hẹn.
Các vector AAV sử dụng an toàn trên người để cung cấp DNA đến tế bào và hai liệu pháp gene dựa trên AAV đã được FDA cấp phép.
Trong thử nghiệm lâm sàng vaccine HIV, nhóm chuyên gia đã thiết kế vector AAV mang trình tự di truyền kháng thể vô hiệu hóa được HIV-1, ngăn chặn virus liên kết với CD4 (thụ thể của tế bào miễn dịch).
Khi được tiêm vào bệnh nhân, liệu pháp AAV (còn được gọi là AAV8-VRC07) đi vào các tế bào cơ. Tại đây, các trình tự di truyền được đọc và dịch mã, sau đó, cơ tạo ra lượng lớn kháng thể trung hòa (VRC07), bơm ra khỏi tế bào và di chuyển qua máu, tìm kiếm kẻ lạ mặt rồi tiêu diệt.
Trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, kết quả cho thấy số lượng lớn kháng thể được tạo ra, ngăn chặn mọi sự tương tác giữa HIV và CD4 trên các tế bào miễn dịch.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I được đánh giá trên 8 người lớn nhiễm HIV, đang được điều trị bằng thuốc kháng virus trong ít nhất 3 tháng. Nhóm chuyên gia phát hiện AAV8-VRC07 được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm bắp là an toàn và dung nạp tốt nhất.
Cả 8 bệnh nhân đều tạo ra lượng VRC07 đáng kể, đo được trong máu. Đặc biệt trong đó, 3 người có nồng độ VRC07 đạt mức tối đa.
Ở 6 người khác, số lượng kháng thể này ổn định và gần như giữ được mức này sau 3 năm theo dõi. 3/8 người có dấu hiệu phản ứng kháng thể kháng thuốc chống lại một phần VRC07. Nó khiến việc sản xuất VRC07 ở hai người giảm sút.
Tiến sĩ Alejandro B. Balazs, “cha đẻ” của vector AAV, thành viên Viện Ragon, cho biết: “Công trình này là dự án đầu tiên sản xuất thành công kháng thể đơn dòng ở người dựa trên AAV. Đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi tạo ra kháng thể vô hiệu hóa virus HIV ở người mạnh như vậy”.
Điều đặc biệt là kết quả thử nghiệm lâm sàng cũng có ý nghĩa với việc ngăn ngừa, điều trị HIV và bệnh nhiễm trùng khác.
“Các phát hiện cho thấy nền tảng mà chúng tôi phát triển có thể tạo kháng thể tồn tại lâu dài sau một lần tiêm. Với khả năng mã hóa bất kỳ kháng thể nào thành vector, chúng tôi có thể tạo ra những phương pháp điều trị hiệu quả chống lại hàng loạt bệnh truyền nhiễm từ sốt rét đến Covid-19. Đây là công nghệ rất tiềm năng dùng cho điều chế thuốc điều trị bệnh tự miễn dịch lẫn ung thư”, vị chuyên gia nhấn mạnh.
Theo ZingNews.vn
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người