Một sao nữ đình đám từng dưỡng da bằng... máu người, giờ lại run sợ vì nguy cơ nhiễm HIV
Hàng trăm năm trước, nữ bá tước Elizabeth Báthory tàn ác từng khiến người ta kinh khiếp khi sử dụng máu trinh nữ để dưỡng nhan, cải lão hoàn đồng. Tưởng rằng chuyện làm đẹp bằng máu đã lùi vào dĩ vãng và chỉ tồn tại trong truyền thuyết kinh dị nhưng sự thật không phải vậy.
Năm 2013, Kim Kardashian hé lộ cách thức làm đẹp rùng rợn từ chính máu tươi của mình. Theo đó, trong show thực tế Kourtney & Kim Take Miami, mỹ nhân lắm chiêu trò đã cho ghi hình trực tiếp quá trình lấy máu bởi chính chuyên gia giàu kinh nghiệm.
Ban đầu, chuyên gia sẽ lấy máu từ tay của Kim và xử lý loại bỏ tiểu cầu trong bộ lọc đặc biệt
Lượng máu hậu xử lý sẽ được tiêm trực tiếp lên da mặt Kim bằng những chiếc kim nhỏ
Đây là phương pháp sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) hay còn gọi là làm đẹp bằng máu tự thân (Vampire Facial). Chi phí làm đẹp bằng phương pháp này có thể lên tới hơn 35 triệu đồng
Dẫu đây là phương pháp khá đau đớn nhưng được quảng cáo là có thể làm giảm nếp nhăn, cải thiện sắc tố và kết cấu của da, làm trẻ hoá da nhanh chóng. Tuy nhiên trong những năm về sau, nhiều bằng chứng y khoa cho thấy đây là phương pháp làm đẹp tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại. Nhiều khách hàng gặp hiện tượng nổi nốt sẩn, nang và tổn thương trên da lâu lành. Tệ hơn, phương pháp này dễ gây ra các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như viêm gan, HIV,...
Nhiều năm sau đó, Kim Kardashian bày tỏ nỗi ân hận khi thực hiện phương pháp trên. Cô chia sẻ: "Nó thực sự đau đớn vì tôi không được dùng thuốc tê vì lý do đang mang thai. Nếu biết nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai hại như vậy thì tôi đã không thực hiện".
Bác sĩ Nguyễn Quang Minh - Phó Trưởng khoa Nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu TW) cho biết đây là phương pháp cần được thực hiện tại các bệnh viện uy tín, cần được giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm. Bác sĩ cũng cho biết nếu hồng cầu và thành phần khác trong máu không được xử lý chuẩn xác sẽ gây bội nhiễm.
Ảnh: Sưu tầm
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người