Trong cuộc sống hàng ngày, những bạn nam có thận khỏe thường có đôi vai dày và chắc, không những vậy khả năng mắc bệnh cũng tương đối thấp. Nhưng nhiều bạn nam không tránh khỏi nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống thường xuyên nhậu nhẹt, thức khuya hoặc nhịn tiểu...
Lối sống này sẽ gây ra những tổn thương nhất định cho thận, dễ bị thiếu hụt. Ngoài tình trạng đau nhức vùng thắt lưng và lưng, nam giới bị tổn thương thận có khả năng cao xuất hiện 4 triệu chứng trên bàn chân của họ.
1. Ngón chân cái nhỏ
Bạn nam có thận khỏe thì ngón chân tương đối khỏe.
Bởi vì ngón chân nhỏ là điểm xuất phát của kinh mạch "thiếu âm và thận khí" của cơ thể con người nếu có vấn đề ở đây có nghĩa là thận không được cung cấp đầy đủ năng lượng, từ đó cũng khiến các ngón chân sẽ "chậm lớn" và trở nên nhỏ bé, mỏng hơn.
Nếu xuất hiện hiện tượng này ở các ngón chân trong sinh hoạt thì chứng tỏ thận có vấn đề, cần bổ thận kịp thời.
2. Lực ngón chân không đều
Ít ai trong đời quan tâm đến sức mạnh của ngón chân. Không phải chỉ vì các ngón chân yếu, không có vai trò nhất định trong cuộc sống hàng ngày mà còn bởi khi đi giày chúng ta cũng không có nhiều cơ hội vận động và sử dụng các ngón chân nên khó phát hiện trực tiếp lực của ngón chân.
Trên thực tế, sức mạnh của các ngón chân có thể được đánh giá qua tình huống khi đi bộ. Nếu khi đi lực của các ngón chân không đều nhau sẽ phân bố một phần lực xuống gót chân, khiến cho việc mòn gót giày càng nghiêm trọng, nếu thấy gót chân đi mỏi và mòn giày nghiêm trọng thì bạn cần chú ý đến sức khỏe của thận.
3. Móng chân hầu như không có nếp gấp
Trong cuộc sống hàng ngày, hầu hết mọi người đều quan tâm đến những vết lõm trên ngón tay, và lo lắng về triệu chứng khi có một ít nốt sần trên ngón tay, nhưng họ không quan tâm lắm đến móng chân.
Thực tế, các bạn nam cần chú ý hơn đến hình lưỡi liềm của ngón chân. Ít nếp gấp trên ngón chân cho thấy tốc độ phát triển của móng chân chậm và thận của con người không thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng, chức năng thận có thể đã bị suy giảm.
4. Chân lạnh
Khi thời tiết lạnh, hầu hết mọi người có thể cảm nhận nhiệt độ của bàn chân trực tiếp hơn. Nếu chân đi giày dép dày mà vẫn thấy lạnh chân thì cần đề phòng và có thể xem xét kỹ hơn.
Nếu bạn phải dựa vào nhiệt độ bên ngoài (sưởi, nước nóng, đắp tay, xoa chân) để tăng nhiệt độ cho bàn chân thì có nghĩa là thận của bạn có vấn đề, thận không thể làm ấm cơ thể kịp thời khiến bàn chân bị lạnh.
Nguồn tham khảo: Sohu, Kknews, Healthline. Ảnh: Pinterest
Theo kenh14.vn