Nhiều người nghiện ma túy ở Điện Biên nhiễm HIV/AIDS
Từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1998, sau gần 20 năm Điện Biên đã là tỉnh đứng thứ 3 về số người nhiễm HIV (6.761 người, trong đó phần lớn là người nghiện ma túy).
Được sự hỗ trợ của Bộ Y tế và các tổ chức quốc tế, Điện Biên tổ chức các đội lưu động xuống các làng bản phát hiện, xét nghiệm tại chỗ; cử cán bộ y tế xã, phường đến tận gia đình người bệnh để truyên truyền, thuyết phục sử dụng những biện pháp giảm nguy cơ lây lan cho người thân và cộng đồng.
Ông Triệu Đình Thành, Giám đốc Sở Y tế Điện Biên, cho biết: "Tỉnh nỗ lực thực hiện công tác can thiệp và giảm thiểu tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV; duy trì cung cấp đủ bao cao su và bơm kim tiêm cho các đối tượng nghiện ma túy, đối tượng mại dâm và thu gom tiêu hủy bơm kim tiêm bẩn".
Để đạt được mục tiêu giảm số người nhiễm mới, tỉnh xác định làm tốt công tác tuyên truyền, chú trọng nhóm người có nguy cơ cao, nhóm tuổi thanh thiếu niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, nhóm dân tộc ít người, khu vực biên giới. Điện Biên đã tổ chức 8 lớp triển khai chương trình dự phòng, tiếp cận cộng đồng, quản lý người nhiễm; kết nối điều trị ARV cho 231 y tá thôn bản và tập huấn cho 32 người hành nghề y tế tư nhân về dự phòng, chăm sóc HIV; đào tạo cho nhân viên 116 nhân viên y tế thôn bản về công tác xét nghiệm tại cộng đồng….
Tuy nhiên, số người nhiễm HIV/AIDS và người nghiện ma túy ở Điện Biên vẫn tiếp tục tăng. Còn rất nhiều người trong nhóm nguy cơ cao chưa đi xét nghiệm, đặc biệt là nhóm người nghiện ma túy.
Điện Biên hiện có 10 cơ sở đang quản lý diều trị ARV cho 2.824/3105 người nhiễm HIV/AIDS. Ngoài các cơ sở trực tiếp điều trị ARV, việc tiếp nhận, quản lý bệnh nhân, cấp thuốc kháng ARV và Methadone được giao về cho các trạm y tế xã để người bệnh đến lấy thuốc thuận lợi hơn.
Tới đây, khi các chương trình dự án tài trợ của các tổ chức quốc tế dừng lại, những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS sẽ rất khó khăn nếu không được sử dụng nguồn thuốc điều trị miễn phí. Hầu hết bệnh nhân nhiễm HIV ở Điện Biên đều là người dân tộc thiểu số, người nghèo nên được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Tấm thẻ bảo hiểm y tế sẽ là những chiếc phao giúp cho những người này có cơ hội được tiếp tục điều trị.
Cũng có những trường hợp bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS không dám dùng thẻ bảo hiểm để khám bệnh vì sợ lộ thông tin cá nhân. Theo ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Ảng, vấn đề này không khó, vì: "Bây giờ chúng tôi có phòng khám riêng, những trường hợp đấy đến đặt sổ tiếp đón thì người ta biết đấy là bệnh nhân. Vẫn nằm điều trị bình thường, trên hồ sơ bệnh án thì chỉ có cán bộ y tế mới biết thôi, còn không ai biết bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS".
Theo cục phòng chống HIV/AIDS
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người