Những đối tượng nào có nguy cơ nhiễm HIV cao nhất?
Thạc sĩ, bác sĩ Võ Triều Lý, khoa Nhiễm E, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minhtrước đây, khoa Nhiễm E có lượng bệnh nhân điều trị nội trú cao, sau đó thấp dần vì đối tượng dùng ma túy giảm. Hiện nay, số lượng bệnh nhân nội trú tăng trở lại với nhóm bệnh nhân khác.
"Trong khoảng 70 bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối điều trị tại khoa Nhiễm E, số nữ chưa đến 10 người. Trong số các bệnh nhân nam còn lại, khoảng 1/3 trường hợp lây nhiễm do quan hệ tình dục khác giới, tiêm chích ma túy. 2/3 trường hợp lây nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục đồng giới", bác sĩ Triều Lý cho biết.
HIV lây nhiễm sang các tế bào của hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
Chuyên gia này cho biết các trường hợp có nguy cơ cao lây nhiễm HIV gồm nam quan hệ đồng giới (MSM), gái mại dâm, đối tượng tiêm chích ma túy.
Theo bác sĩ Triều Lý, để tránh nguy cơ phơi nhiễm HIV, người dân nên tuân thủ các khuyến cáo dưới đây:
- Tránh lạm dụng rượu và ma túy: Các chất kích thích này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng suy nghĩ và hành động của con người, làm cho não bộ dễ dàng đồng ý thực hiện những hành vi không an toàn và làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.
- Không bao giờ dùng chung kim tiêm: Bơm kim tiêm có thể dễ dàng lây truyền HIV từ người này sang người khác. Vì vậy, bạn không nên sử dụng kim tiêm đã qua sử dụng và chỉ nên dùng sản phẩm được cung cấp bởi các cơ sở y tế.
- Quan hệ tình dục an toàn: Quan hệ tình dục an toàn là để đảm bảo sức khoẻ tình dục cho bản thân và bạn tình. Điều này bao gồm việc sử dụng bao cao su. Nếu bạn quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV, hãy chú ý các biện pháp tình dục an toàn và thường xuyên xét nghiệm HIV.
- Dùng thuốc dự phòng HIV (PrEP): Dùng thuốc điều trị dự phòng trước phơi nhiễm mỗi ngày giúp người có nguy cơ ngăn chặn lây nhiễm HIV, đặc biệt nhóm quan hệ tình dục đồng giới và gái mại dâm. Tuy vậy, đây là các loại thuốc này khá đắt tiền, và dù bạn có dùng thuốc, bạn cũng phải quan hệ tình dục an toàn, tuân thủ phác đồ điều trị và tái khám.
Người dân nên tuân thủ các nguyên tắc phòng chống HIV/AIDS để dịch bệnh mau chóng được đẩy lùi.
Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, cho biết phơi nhiễm HIV là tình huống có tiếp xúc trực tiếp máu, các dịch cơ thể của người mắc HIV hoặc nghi ngờ, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này.
Với HIV giai đoạn sớm, bệnh nhân chỉ cần điều trị ngoại trú như bệnh thông thường. Khi HIV tiến triển, giai đoạn 3-4 thường có biểu hiện nhiễm trùng cơ hội, sức đề kháng giảm, mầm bệnh phát triển. Khi đó, bệnh nhân phải nhập viện điều trị. Thường bệnh nhân phát hiện sớm chỉ cần điều trị thông thường.
Bác sĩ Triều Lý cho biết hiện nay, hầu hết cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương đều có đơn vị chuyên chăm sóc, điều trị, phát thuốc điều trị cho bệnh nhân mắc HIV.
"Vấn đề lớn nhất trong điều trị bệnh nhân HIV là sự kỳ thị. Điều này khiến bệnh nhân vừa lo lắng về bệnh tật, vừa mặc cảm. Nhiều trường hợp tìm đến cơ sở điều trị không uy tín. Lúc này, tình trạng bệnh càng thêm nặng, miễn dịch không được kiểm soát khiến giai đoạn AIDS đến sớm hơn. Ngoài ra, việc điều trị không đúng phác đồ khiến người bệnh gặp tác dụng phụ, kháng thuốc và chi phí điều trị tốn kém hơn", bác sĩ Triều lý cho biết thêm.
Theo doanhnghiepvn.vn
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người