Nỗi ám ảnh các bệnh tình dục tấn công từ thói quen quan hệ tình dục không an toàn
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục ngày càng phổ biến và có tỷ lệ gia tăng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm tăng khả năng lây bệnh trong cộng đồng, giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến chất lượng dân số trong tương lai.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi ngày thế giới có thêm hơn 1 triệu người mắc mới các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Những người này hầu hết đều nằm trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi.
Việc gia tăng lượng người hàng năm mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cho thấy, những khó khăn trong việc nâng cao nhận thức - thay đổi hành vi về vấn đề tình dục an toàn và chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân.
Theo thống kê, hiện có khoảng hơn 20 bệnh khác nhau thuộc nhóm bệnh lây qua đường tình dục. Đa phần các bệnh lây qua đường tình dục có thể điều trị và phòng ngừa một cách hữu hiệu nếu được phát hiện sớm. Theo đó, các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường xảy ra là: HIV/AIDS, bệnh lậu, bệnh Chlamydia, mụn rộp vùng sinh dục, u nhú ở người (HPV), giang mai…
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục chủ yếu do việc quan hệ tình dục không an toàn. Ảnh minh họa
Các chuyên gia nhận định, một số nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Không thực hiện tốt các biện pháp an toàn tình dục (không dùng bao cao su, không vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần quan hệ…); quan hệ tình dục với nhiều người, nhất là với gái mại dâm; mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú; sử dụng các dụng cụ tiêm không được vô trùng…
Các triệu chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục không điển hình nên rất dễ nhầm lẫn giữa các tác nhân gây bệnh. Tùy vào từng loại tác nhân gây bệnh mà người bệnh xuất hiện các triệu chứng khác nhau.
Chẳng hạn, khi mắc bệnh giang mai, bộ phận sinh dục sẽ xuất hiện các biểu hiện như vết trợt nông, hình tròn hay bầu dục, bề mặt bằng phẳng và có màu đỏ. Nền căng cứng, không ngứa, không đau, không có mủ. Giai đoạn sau đó xuất hiện hạch vùng bẹn (rắn, không đau, không có mủ), vết loang trắng đen…
Với bệnh lậu, giai đoạn đầu triệu chứng không điển hình nên khó nhận biết. Ở nữ xuất hiện nhiều khí hư, ra máu giữa kỳ kinh, rong kinh... Các triệu chứng này dễ nhầm viêm nhiễm âm đạo thông thường. Ở nam, điển hình thấy đái buốt, chảy mủ đầu dương vật, miệng sáo đỏ, phù nề... Bệnh lậu thường hay kèm với nhiễm chlamydia.
Một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến khác là sùi mào gà. Bệnh do virus HPV gây nên. Biểu hiện xuất hiện vết sẩn màu hồng nhạt hay trắng, hình giống mào con gà hay súp lơ, không đau, không ngứa, không thâm nhiễm và tập trung thành đám.
Sử dụng bao cao su là biện pháp tránh thai an toàn và giúp phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Trong số các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS được coi là bệnh đáng sợ nhất. Khi nhiễm HIV, dù không có triệu chứng điển hình tại bộ phận sinh dục, tuy nhiên HIV gây suy giảm miễn dịch khiến bệnh nhân mắc các bệnh lý cơ hội khác…
Theo các chuyên gia, các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu có ý thức bảo vệ chính mình và có những kiến thức cơ bản về sức khỏe tình dục. Trong đó, sử dụng bao cao su là biện pháp tránh thai an toàn và giúp phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục.
Bên cạnh đó, để chủ động phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục, cần tuân thủ chung thủy, một vợ một chồng. Không quan hệ tình dục bừa bãi với nhiều người, đặc biệt là với gái mại dâm.
Vệ sinh cơ quan sinh dục đúng cách nhất là trong những ngày chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau mỗi lần quan hệ tình dục. Ngoài ra, khám phụ khoa ít nhất từ 3-6 tháng/lần để phát hiện sớm nhất các nguy cơ gây bệnh kết hợp làm xét nghiệm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Con đường lây truyền của các bệnh lây qua đường tình dục:
- Quan hệ tình dục: Đây là con đường lây nhiễm chính. Bệnh lây qua đường âm đạo, đường hậu môn hoặc đường miệng trong khi quan hệ tình dục (nam giới không sử dụng bao cao su).
- Đường máu: Hầu hết các bệnh lây qua đường tình dục đều có thể lây lan qua đường máu. Cụ thể, bệnh có thể lây qua đường truyền máu bị nhiễm bệnh, dùng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ dùng để cắt, tỉa, xuyên chích qua da với người bị bệnh…
- Lây từ mẹ sang con.
- Việc tiếp xúc trực tiếp với vết lở loét trên da của người bệnh như giang mai, mụn rộp sinh dục…
Theo 24h.com.vn
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- Nam giới không có tinh trùng có bị vô sinh?
- Tập thể hình có làm đàn ông… yếu đi?
- 'Cậu nhỏ' cong làm sao cho thẳng?
- Gặp họa bởi dùng máy hút chân không tăng kích cỡ 'cậu nhỏ'
- Tưởng bị thoát vị đĩa đệm, người đàn ông bất ngờ nhận chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
- Uống nước lá hẹ có chữa được xuất tinh sớm?
- Bài thuốc đông y điều trị chứng rối loạn cương dương
- Rèn luyện sức khỏe bằng bài tập này, ung thư tuyến tiền liệt không còn là nỗi lo
- Hút thuốc lá ảnh hưởng thế nào đến chất lượng tinh trùng?
- Đậu phụ có làm suy giảm ham muốn tình dục?
- Nam thanh niên bị mắc kẹt đồ chơi tình dục dài 23 cm
- Nam giới đừng chủ quan khi bị xuất tinh sớm