Phát hiện điểm tương đồng kinh ngạc của COVID-19 và HIV
Theo RT, nghiên cứu mới của Trung Quốc chỉ ra, cả hai loại virus đều loại bỏ các "dấu hiệu" phức hợp tương thích mô chính (Major Histocompatibility Complex, MHC) trên bề mặt các tế bào được hệ thống miễn dịch của người sử dụng để xác định và tiêu diệt lây nhiễm. Các "dấu hiệu" này, được xem như lực lượng đặc nhiệm đánh dấu các mục tiêu bằng laser trước khi tấn công chính xác.
Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu là nhà virus học Zhang Hui tại Đại học Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu, đã thu thập các tế bào "sát thủ" T - tế bào miễn dịch do cơ thể người tạo ra sau khi khỏi bệnh - ở 5 bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục.
Tuy nhiên, các tế bào T mà các nhà nghiên cứu thu thập được không hiệu quả vì không có MHC, có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục về cơ bản không có khả năng ứng phó tái nhiễm trong tương lai. Điều này khiến việc hồi phục lần 2 khó hơn so với lần đầu, cũng như mở ra khả năng lây nhiễm mãn tính.
Virus SARS-CoV-2 loại bỏ những "dấu hiệu" này bằng cách sản sinh ra một loại protein gọi là ORF8 liên kết với các phân tử MHC và kéo chúng vào trong một tế bào bị lây nhiễm để phá hủy tế bào, khiến hệ thống miễn dịch không nhận ra sự thay đổi.
Loại protein ORF8 tương tự được sử dụng trong lượng lớn các bộ kit xét nghiệm COVID-19 thương mại để phát hiện tải lượng virus trong dịch phết mũi, miệng của người bệnh.
Nhà virus học Zhang Hui và các cộng sự đề xuất phát triển các loại thuốc "đặc biệt nhắm vào sự suy yếu MHC bởi ORF8 và do đó tăng cường giám sát miễn dịch với lây nhiễm SARS-CoV-2".
Các nghiên cứu trước đây cũng đã xác định một sự tương đồng khác giữa HIV và SARS-CoV-2 là cả hai đều có protein gai giúp chúng xâm nhập vào nhiều loại tế bào cơ thể và liên kết với tế bào.
Chuyên gia Zhang Shuye ở trung tâm y tế công lâm sàng Thượng Hải tại Đại học Phục Đán cho hay, kết quả này không quá bất ngờ và các loại virus có thể có chung các đặt điểm tương tự nếu chúng phải chịu các sức ép chọn lọc tương tự nhau.
"Những gì chúng ta cần ghi nhớ thông qua đại dịch này là dù virus có thể có một số đặc điểm mới hoặc bất ngờ nhưng phần lớn bệnh nhân đã hồi phục. Điều này sẽ cho chúng ta sự tự tin" - ông nói.
RT cho hay, điều đáng chú ý là virus SARS-CoV-2 không chiếm tế bào T để tái sinh nên ít nguy hiểm hơn AIDS - giai đoạn cuối của nhiễm HIV và virus này cũng đột biến với tốc độ chậm hơn nhiều.
Tính tới năm 2018, khoảng 37,9 triệu người nhiễm HIV trên phạm vi toàn cầu trong khi số người chết vì dịch bệnh bùng phát từ năm 1981 được cho là khoảng 32 triệu người.
Theo cập nhật COVID-19 của Worldometers tính tới 18h chiều 27.5, giờ Hà Nội, trên phạm vi toàn cầu có 5.709.518 ca mắc COVID-19 với 352.748 ca tử vong.
HẢI ANH(Theo báo lao động)
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người