Quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV
Theo dự thảo, bố trí đối tượng nhiễm HIV ăn ở, sinh hoạt, học tập, lao động, sản xuất cùng với các đối tượng khác trong cơ sở. Không bố trí đối tượng nhiễm HIV thành đội hoặc tổ riêng để học tập, lao động, sinh hoạt, chữa bệnh, trừ trường hợp mắc các bệnh phải thực hiện điều trị cách ly theo quy định của pháp luật.
Việc bố trí công việc, lao động phải bảo đảm phù hợp với tình hình sức khỏe của đối tượng nhiễm HIV; không bố trí đối tượng nhiễm HIV làm công việc dễ bị nhiễm trùng, dễ xây xước da hoặc có khả năng lây truyền HIV cho người khác. Theo dõi sức khỏe, thực hiện công tác tư vấn, dự phòng lây nhiễm HIV, chăm sóc hỗ trợ, điều trị khi cần thiết.
Điều trị bằng thuốc kháng HIV
Theo dự thảo, điều kiện thực hiện điều trị bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý thực hiện theo quy định tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ được thực hiện điều trị bằng thuốc kháng HIV cho các đối tượng quản lý.
Trường hợp cơ sở quản lý không đáp ứng đủ điều kiện điều trị bằng thuốc kháng HIV, cơ sở quản lý phối hợp với Sở Y tế chỉ định cơ sở điều trị bằng thuốc kháng HIV ngoài cộng đồng thuộc phạm vi quản lý thực hiện điều trị bằng thuốc kháng HIV cho các đối tượng quản lý. Các cơ sở quản lý trực thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ Quốc phòng chỉ định cơ sở điều trị.
Việc điều trị bằng thuốc kháng HIV cho các đối tượng quản lý thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Việc chuyển tiếp điều trị bằng thuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý được thực hiện như sau: Đối tượng quản lý đang điều trị thuốc kháng HIV trước khi vào cơ sở quản lý được tiếp tục điều trị. Trường hợp đối tượng quản lý được về cộng đồng cơ sở quản lý có trách nhiệm thực hiện các thủ tục chuyển tiếp điều trị thuốc kháng HIV và cấp thuốc kháng HIV cho đối tượng quản lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Bài viết liên quan | Xem tất cả
- An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
- Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
- Kỳ thị là rào cản người nhiễm HIV tiếp cận dự phòng, điều trị
- Công tác phòng, chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn
- Hợp đồng xã hội, giải pháp hướng tới kiểm soát hiệu quả dịch HIV/AIDS
- 3 người nhiễm HIV sau khi trẻ hóa da bằng máu tự thân
- Phê duyệt dovato trị HIV cho thanh thiếu niên
- Tầm quan trọng của việc tập thể dục đối với người nhiễm HIV
- Lào Cai tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh HIV
- ‘Đau cũng là sống – Tự truyện của người 30 năm sống chung với HIV’
- Bác thông tin chủ shop quần áo nhiễm HIV 'kiêm' bán dâm, lây nhiễm cho nhiều người